ra chẳng có tội gì.
Túc Tông vâng mệnh, nên khi ban lệnh phong thưởng, thì Lý Quang Bật
được phong làm Thái úy Trung thư lệnh, Quách Tử Nghi được phong Phần
Dương Vương. Phú quý mà Tử Nghi được hưởng này, chẳng ai là người
dám ghen tỵ. Ngay cả khi còn nắm quyền hành rất lớn, cai quản cả quân
đội triều đình, giữa lúc có chiến trận ở ngoài hành doanh, mỗi lần có chiếu
thư, biểu chương đều nói, đều làm rất minh bạch, thẳng thắn, vì vậy chẳng
ai có thể hiềm khích, chê bai. Con trai Quách là Quách Ái, đời Đường Đại
Tông, được lấy công chúa Thăng Bình, mỗi lần vợ chồng cãi nhau, Quách
Ái chửi công chúa:
- Mày cậy cha mày làm thiên tử phải không? Cha ta coi ngôi thiên tử không
đáng, nên chẳng thèm làm đấy thôi!
Thăng Bình Công chúa bèn đem những lời này mách lại Đại Tông, Tữ
Nghi bèn nhốt Quách Ái lại, chờ chịu tội. Đại Tông biết chuyện, nhưng
lệnh dẹp đi không hỏi đến, vẫn sợ Tử Nghi trong lòng thấp thỏm không
yên, bèn ban lời phủ dụ rằng:
- Chẳng đui chẳng điếc, thì làm sao thế nào mà thông gia với nhau cho
được. Những lời của bọn nhi nữ, thiếu niên ở trong buồng ngủ, chẳng hơi
đâu mà nghĩ ngợi cả!
Mấy đời đối xử ơn nghĩa đến thế. Tử Nghi những năm cuối, xin về nghỉ ở
phủ riêng, lấy chuyện thanh sắc làm vui, các tướng dưới trướng ngày xưa,
ra vào ăn ngủ tùy thích, Tử Nghi đều đối xử rất thoải mái, như lúc còn gian
lao. Tử Nghi có tới bảy con trai, tám con rể, tất cả đều làm quan hiển hách.
Trong nhà, của quý chất như núi, hưởng thọ tới tám mươi lăm tuổi, mãi tới
năm thứ hai hiệu Kiến Trung, đời Đường Đức Tông mới khuất núi, được
triều đình đứng ra làm lễ tống táng, ban tên thụy, thật đúng là "Phúc thọ
song toàn, sinh vinh tử ai!" (1)
1 Hưởng phúc, sống lâu, cả hai đểu vẹn toàn, sống thì vinh hiển, chết thì
được thương xót, cúng tế.