Ôi! Thôi thôi! Ví không thơ thẩn mà theo gió đông
Hẳn đã dập dờn trên dòng trăng lạnh.
1 Diêu Trì: Ao bằng ngọc. Chỗ ở của bà tiên Tây Vương Mẫu.
2 Theo Trương Công Phủ: muốn thưởng thức hoa mai cho trang trọng,
phải có đủ hai mươi sáu điều kiện: phải có bình bằng đồng mà cắm, phải
có mưa phùn lạnh, phải có trăng sáng, phải có người đẹp, trời phải có mây
mỏng nhẹ che...
3 Thơ Vương Kiến, "Lê hoa mộng" có câu: "Lạc, hạc, mạc mạc lộ bất
phân; Mộng trung hoãn tác, lê hoa vân” (Mịt mù, mơ màng, đường không
rõ ràng; Trong giấc mộng, bảo rằng là mây của hoa lê).
4 Sách "Long thành lục": Đời Khai Hoàng nhà Tùy, Triệu Sử Hùng đi chơi
núi La Phù, đến một quán rượu, có người con gái ra vời, lại thêm một tiểu
đồng múa hát. Sử Hùng say ngủ mãi, sáng mai tỉnh dậy thì thấy mình ngủ
dưới một gốc mai.
5 Sách Quyện du lục: Một phụ nữ trồng nhiều cây hoa mai ở Dứu Lĩnh,
cùng chồng quay về thăm, mai đã thành rừng, do đó núi này cũng có tên là
Mai Lĩnh.
6 các nhà thơ xưa thường tả mai gầy như dáng người phụ nữ: "Mai cốt
cách, tuyết tinh thần", truyện Kiều. Cổ thi: "Nhân gian na hữu thử cù tiên”
(Trên trần sao lại có cô tiên xù xì thế), chỉ Vỏ Cây mai xù xì, nham nhở.
7 Truyền thống vẽ tranh Trung Quốc: ba cây chịu được lạnh mùa đông:
mai, tùng, trúc.
8 Cổ thi: “Thả hướng bách hoa đầu thượng khai” (Hãy cứ đi trước trăm
loài hoa mà nở hoa trước đã).
9 “Kinh Thư”, thiên "Duyệt mệnh", vua Cao Tông nhà An, nói với tể tướng
Phó Duyệt. Về việc nấu canh, nêm canh thì nhà ngươi sẽ là muối, là mơ.
10 Sách "Quần phương phả". Hoa Quan Trưởng lão vẽ mai. Hoàng Lỗ
Trực xem bức tranh rồi khen: "Như buổi sáng đầu xuân, trời vẫn còn rét,
mà đi men theo bờ rào cạnh dòng suối nhỏ dưới chân núi Cô vậy thay".
11 Thần thoại Trung Quốc kể: Bà Hoa Tư dẫm lên một vết chân người rất
to, có mang mười hai năm, đẻ ra ông Phục Hy. Hoa Tư cũng là tên nước cổ
đại dân chúng sống rất yên hàn, hòa mục. Ý hai vế này thực ra không rõ