xong lại múa, múa xong lại hát, lại sai tấu cả loại nhạc khí nhẹ nhàng vừa
nghe. Dượng Đế đang định khơi chuyện để dò ý Dương Tố, thì đã thấy tả
hữu đem ba con cá chép vàng vừa câu được làm thành gỏi rất tinh tế, lại có
cả nước thang hợp với loại gỏi cá này dâng lên bàn tiệc. Dượng Đế thấy thế
liền gọi một nội thị lại gần, sai rót một chén rượu lớn, đưa cho Dương Tố:
1 “Giải sinh": cũng như kiểu làm lễ "phóng sinh" ngày xưa nghĩa đen là
"thả cho sống".
- Vừa rồi câu cá ta có hẹn rồi. Trẫm may câu được trước. Xin khanh hãy
cạn chén rượu này. Thế mới không phụ vị thơm ngon của mấy con cá này
vậy!
Dương Tố nhận chén rượu uống cạn. Rồi cũng gọi nội thị rót tiếp một chén
rượu lớn, nâng mời Dượng Đế:
- Lão thần này câu được sau, nhưng lại được cá chép vàng lớn, bệ hạ cũng
nên uống hết chén này, để mừng công hạ thần.
Dượng Đế cũng uống một hơi cạn, rồi nói:
- Trẫm câu được những hai con. Khanh phải uống thêm một chén nữa mới
phải.
Lại sai nội thị rót một chén lớn nữa dâng lên.
Dương Tố đã say đến bảy tám phần, lè nhè phân giải với mọi người:
- Bệ hạ tuy câu được hai con, nhưng không bằng một con lớn của lão thần.
Bệ hạ nếu lấy chuyện nhiều ít để ban rượu cho hạ thần, thì hạ thần cũng xin
đem chuyện to nhỏ để kính bệ hạ. Hạ thần quả không thể vâng lệnh bệ hạ
cho được.
Tả hữu nâng rượu đưa mời Dương Tố, nhưng Dương Tố quyết chối từ, tả
hữu không ngờ, lỡ tay làm đổ cả chén rượu xuống bàn, lại làm ướt một đám
lớn áo mãng bào của Dương (1), chảy xuống cả bên dưới. Dương đột nhiên
nổi giận, lớn tiếng quát tả hữu:
1 Áo bào của vua thêu rồng gọi là long bào. Áo của đại thần thêu rắn lớn
gọi là mảng bào.
- Thật là một lũ vô dụng. Đến như thế này, thì làm sao mà ngồi trước mặt