một tiếng khác nào núi lở biển trào. Kiến Đức bàng hoàng tỉnh giấc, vội
khoác giáp lên ngựa, tùy tướng Đặng Văn Tín theo sát, gặp ngay Tiết Vạn
Triệt xông vào trung quân, chém cho Văn Tín một đao ngay trước cửa
trướng. Kiến Đức vội xông vào đánh với Vạn Triệt, Cao Nhã Hiền thì
chống đỡ Triết Vạn Nhẫn, Lưu Hắc Thát thì đánh với La Nghệ.
Cả sáu cùng đang ham chiến lại nghe tử mẫu pháo nổ vang, phía trái, phía
phải núi, quân mai phục nhất tề kéo ra. Kiến Đức biết là trúng kế, bỏ trại
mà chạy như bay, được khoảng hai ba chục dặm quân sĩ vẫn chưa hoàn
hồn. Bỗng nghe ở sườn núi, thanh la rộn ràng, một viên niên thiếu dũng
tướng, dẫn quân kéo ra, Tiên phong Cao Nhã Hiền coi thường ít tuổi, giơ
cao đại đao chém xuống, bị La Thành đâm cho một thương, trúng ngay vào
đùi trái Nhã Hiền. Nhã Hiền đau quá, suýt ngã ngựa, may được Lưu Hắc
Thát tới kịp đỡ cho. Đánh khoảng hơn mười hiệp, không đỡ nổi cây thương
dũng mãnh của La Thành lúc nào cũng như rồng múa nước dâng, mười
phần tài nghệ. Kiến Đức thấy thế, sợ xảy chuyện không hay, xông vào cứu
viện.
La Thành càng phấn chấn tinh thần, nhằm mặt Hắc Thát đâm một thương
quát to một tiếng, rồi quay nhanh mũi thương đâm thẳng vào ngực Kiến
Đức, Kiến Đức thất kinh vội vàng bỏ chạy. Đánh mãi đến gần sáng lại thấy
một đội nữ binh từ phía sau kéo tới, bày thành thế trận, giữa trận là một
viên nữ tướng, đầu đội mũ bàn long, trên cắm hai lông chim phượng xanh
biếc, gắn hạt châu óng ánh. Mình mặc áo cẩm chiến bào màu trắng có thêu
hoa, cấm thiên phương họa kích, cưỡi ngựa thanh tông. La Thành thấy thế,
vội thu thương về, cất tiếng hỏi:
- Nhà ngươi là ai?
Tuyến Nương đáp:
- Người là ai mà dám hỏi ta?
La Thành đáp:
- Ngươi không trông thấy chữ trên cờ của ta sao?
Tuyến Nương nhìn lên, lá cờ gấm màu đỏ, có thêu chữ "La" ở phía dưới,