TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1349

chính tôi chỉ là sự thêm thắt kỳ cục viết ra để làm món quà kakemono cho
bạn tôi mà thôi".

Vì sao ta lại nhắc đến bài thơ Haiku của Kawabata?

Đọc văn ông, ta có thể thấy thi pháp trong các tác phẩm tiểu thuyết của

ông rất gần gũi với thi pháp của thơ Haiku.

Chính vì thế mà Kawabata mới có thể nói rằng: "Tác phẩm của tôi

thường được miêu tả như là tác phẩm của chân không".

Cái chân không đó là sự trống vắng mà ta thường thấy trong thơ Haiku,

trong tranh thủy mặc, trong sân khấu Noh, trong vườn đá tảng...

Thi pháp của thơ Haiku là "thi pháp của chân không". Trọng tâm của bài

thơ không nằm trong các chữ mà nằm trong cái mà nó để trống.

Cái chân không ấy tựa như bầu trời, là nơi mây bốn phương gặp nhau, là

nơi gió lãng tử chơi đùa, là nơi qua lại của bóng tối và ánh sáng.

Seidensticker nhận xét: "Tôi cho rằng nên xếp Kawabata vào dòng văn

chương mà ta có thể dò đến tận những bậc thầy Haiku của thế kỷ XVII.
Haiku là những bài thơ nhỏ cố gắng gợi cho ta những bất ngờ nhận biết cái
đẹp bằng cách phối hợp những điều tương phản hoặc khác xa nhau. Thơ
Haiku cổ điển đã hòa lẫn cái động và sự bất động với nhau một cách độc
đáo. Cũng theo lối ấy, Kawabata cho các giác quan pha lẫn với nhau không
chút ngại ngần".

Chính vì thế mà thế giới trong tác phẩm của Kawabata thường hiện ra

trong một vẻ đẹp bất ngờ trước khi ta tìm cách giải thích chúng, một cố
gắng thường là thất bại. Cái đẹp và thời gian là những điều ta cảm nhận dễ
dàng nhưng giải thích thì vô phương. Chân không cũng thế, đó là điều để ta
cảm nhận, không phải để giải thích.

Lần giở những trang sách của Kavvabata, ta sẽ gặp những gì? - Ngàn

cánh hạc, vòm cây trong nắng chiều, chiếc bình Singo, thỏi sáp môi của mẹ
nàng, ngôi sao kép...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.