TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1351

Và tuổi thơ Kawabata tiếp tục trải qua những tang tóc đau thương, khi

lên tám, cả người bà và người chị duy nhất cũng qua đời. Cậu bé lớn lên âm
thầm bên cạnh người ông.

Vào năm mười sáu tuổi, bên giường bệnh của người ông, Kawabata viết

quyển Nhật ký tuổi mười sáu. Năm đó, cậu thiếu niên bất hạnh mất cả
người ông.

Những ngày cuối cùng mù lòa của người ông, cuộc sống cô độc của một

học sinh sớm ý thức được những mất mát lớn lao được ghi lại chân thực, về
sau được xuất bản dưới cái tiêu đề giản dị ấy.

Hồi còn bé, Kawabata vẫn mơ ước được trở thành một họa sĩ. Nhưng rồi

vào tuổi mười lăm, Kawabata lựa chọn con đường viết văn và bắt đầu viết
truyện ngắn cho báo chí địa phương.

Suốt ba năm học ở trường đệ nhất cao đẳng, người học sinh tài hoa ấy

say sưa đọc văn chương Bắc Âu và các tác phẩm của những nhà văn Nhật
thuộc trường phái Shirakaba (Bạch Hoa).

Shirakaba là một văn phái quan trọng, nổi lên từ năm 1912. Trong sáng

tác, họ tìm kiếm một phong cách cá thể và hiện đại. Về tư tưởng, họ đề cao
chủ nghĩa nhân đạo và chịu ảnh hưởng của Tolstoi.

Trúng tuyển vào đại học Tokyo (Đông kinh đế quốc đại học), ban đầu

Kawabata theo học văn chương Anh, sau chuyển sang văn chương Nhật.

Cùng với các bạn đồng môn, Kawabata xuất bản một tạp chí văn học.

Truyện ngắn Lễ chiêu hồn đăng trên tạp chí ấy lôi cuốn sự chú ý của văn
hào Kikuchia Kan. Nó cũng được nhiều nhà văn khác ngợi ca.

Vào năm 1923, trước khi tốt nghiệp đại học, Kawabata đã gia nhập ban

biên tập tờ tạp chí văn học hàng đầu lúc bấy giờ là Bungei Shunju (Văn
nghệ xuân thu) do chính Kikuchia Kan sáng lập.

Sau khi tốt nghiệp đại học với luận án về tiểu thuyết Nhật Bản, ông cùng

với nhà văn Yokomitsu thành lập tạp chí Bungei Jidai (Văn nghệ thời đại)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.