TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1427

nếu tôi biết đó là một giấc mộng, thì tôi đã không bao giờ muốn tỉnh

giấc. Trong giấc mộng, đêm đêm tôi đều tìm tới chàng

nhưng tất cả những cuộc gặp gỡ đó, than ôi, còn ngắn

hơn một giây khi tôi đã tỉnh thức.”

Những câu thơ đó là của Tiểu Dã Tiểu Đinh (Ono no Komachi) đệ nhất

nữ thi sĩ của “Cổ Kim Tập” một người làm thơ về mộng với một thái độ
hiện thực rất trực tiếp. Nhưng khi ta tìm tới những vần thơ sau đây của
hoàng hậu Vĩnh Phước Môn Viện (Eifuku - đồng thời với Thiền sư Nhất
Hưu thuộc thời đại Thất Đinh tức Muromachi ; hình như sau khi “Tân cổ
Kim Tập” ra đời), chúng ta thấy một thứ hiện thực rất tinh vi, tinh vi đến
trở thành một thứ tượng trưng sầu thương rất Nhật Bản :

“ Nắng mai chiều trên lũy tre có bầy chim sẻ hót - mầu nắng như mầu

mùa thu,

Gió thu lay động lá cành, thấm đến tận xương. Trên tường thành mặt

trời chiều đang lặn”

Thiền Sư Đạo nguyên, mà bài thơ về tuyết lạnh tôi đã trích trên và Thiền

Sư Minh Huệ người đã viết về mặt Trăng như bạn đồng hành đều đại khái
thuộc về khuynh hướng của thời đại “ Tân cổ Kim Tập”. Minh Huệ Thiền
Sư và Tây Hành Thiền Sư thường trao đổi thi ca và trò chuyện về thơ với
nhau.

Sau đây là một đoạn về đời của Minh Huệ Thiền Sư do đệ tử của người

là Hỉ Hải viết:

“Thiền Sư Tây Hành thường đến thăm và nói chuyện về thơ. Thái độ của

người với thi ca, người nói, không giống người thường. Vạn tượng trong vũ
trụ đều hư vọng. Hoa đào, chim cu, trăng, tuyết: đối diện với mọi hình sắc
của thiên nhiên, mắt và tai của người chỉ tràn ngập chân không. Chữ người
dùng không phải là chữ thật. Khi người nói về hoa đào, thì trong óc người
không có hoa đào thật ; khi người nói về mặt trăng, người không nghĩ tới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.