với nó. Một tác phẩm tân kỳ như vậy mà được viết vào thế kỷ thứ II, đó là
một chuyện lạ; mà tác phẩm được biết đến ở hái ngoại cũng lại là một
chuyện lạ. Hồi tôi còn nhỏ, tôi rất mê đọc các tác phẩm cổ điển thời đại
Bình An dù cổ văn của tôi hồi đó còn kém. Tôi thích nhất tập “ Nguyên Thị
Vật Ngữ “. Bao nhiêu thế kỷ trôi qua rồi mà sự mê thích “Nguyên Thị Vật
Ngữ” vẫn còn nồng nhiệt, mà người ta vẫn còn bắt chước, mô phỏng tác
phẩm ấy. “Nguyên Thị Vật Ngữ” đã là một nguồn suối sâu rộng nuôi
dưỡng cảm hứng cho thi ca, mỹ thuật, mỹ nghệ, và cho cả nghệ thuật vườn
kiểng nữa.
Các nữ Sĩ Tử Thức Bộ và Thanh Thiếu Nạp Ngôn cùng những thi sĩ nổi
tiếng khác như Tuyển Thức Bộ (Isumi Shikibu - bà này có lẽ mất vào đầu
thế kỷ thứ 11) và Xích Nhiểm Vệ Môn (Akazome Emon - có lẽ mất vào
giữa thế kỷ thứ 11) đều là những mệnh phụ trong Cung. Văn hóa Bình An
là văn hóa Vương triều, mà văn hóa Vương triều là văn hóa nữ phái.
Nguyên Thị Vật Ngữ và Chấm Thảo Tử ra đời vào giai đoạn rực rỡ nhất
của nền văn hóa vương triều, lúc nền văn hóa đó chín muồi và đang chuẩn
bị đi vào sự tàn lụi. Người ta cảm thấy sự buồn bã của một cái gì sắp mất -
giai đoạn cuối của một thời đại quang vinh - ngọn triều cao của văn hóa
Vương triều Nhật. Triều đình đi dần xuống dốc. Quyền bính chuyển từ giới
công khanh sang giới võ sĩ và nằm trong tay giới này suốt bảy thế kỷ, từ sự
thành lập thời đại Khiêm Thương (Karaa Kura 1192- 1333) cho đến năm
Minh Trị nguyên niên (1868). Tuy nhiên không phải là văn hóa vương triều
của Thiên Hoàng đã tiêu trầm trong thời gian đó. Trong Tân tuyển tập thi
ca soạn vào đầu thế kỷ thứ mười 13, “Tân cổ Kim Tập” (Shin ko kin shu)
sự khéo léo kỹ thuật của “Cổ Kim Tập” xưa được đẩy tới một bước mới -
đôi khi rơi cả vào sự huênh hoang ngôn từ. Tuy nhiên có những yếu tố mới
được thêm vào. Tính cách u huyền, thần bí, huyển tượng và gợi ý và do đó
có cả tính cách tùy hứng, nhục cảm được coi như là có liên hệ với thi ca
tượng trưng bây giờ. Tây Hành Pháp Sư mà ta đã có dịp nhắc tới trên kia là
một thi sĩ đại diện cho cả hai thời đại Bình An và Khiêm Thương.
“ Tôi đã nằm mộng thấy chàng, bởi vì tôi đã nghĩ đến chàng,