thế kỷ thứ 16 dạy rằng không nên dùng những bông hoa mãn khai. Cả trong
nghệ thuật pha trà ngày nay, người ta cũng thường chỉ cắm có một bông
hoa độc nhất trên bệ trà thất và bông hoa đó là một bông hàm tiếu. Nếu là
vào mùa đông thì đó là một bông hoa mùa đông, tỉ dụ một bông trà, tên
Bạch Ngọc hay Tích Trợ (wabisuke) nghĩa đen là “ người bạn giúp mình
thanh tịnh “, sẽ được dùng trong trà lễ. Đó là một loại hoa trà được quý
chuộng nhất trong các loại trà hoa, vì sắc trắng tinh của nó mà cũng vì sự
thanh nhã của các đóa hoa. Một nụ hoa trà bạch ngọc thôi cũng đủ để trang
trí trà thất. Sắc trắng là sắc trinh tuyền nhất trong các sắc ; nó chứa đựng tất
cả các màu sắc khác. Phải luôn luôn còn vài giọt sương trên nụ hoa. Thế
nên người ta thường tắm hoa bằng vài giọt nước. Tháng năm là tháng tuyệt
vời nhất cho trà đạo vì lúc đó người ta có thể hái cắm vào bình Thanh Tư
một đóa mẫu đơn tuyệt đẹp - một đóa mẫu đơn hàm tiếu còn đượm ít hạt
sương. Không những đóa hoa được tẩm ướt mà chiếc bình cũng thường
được tẩm nước cho ướt nữa.
Trong các loại bình hoa, thứ bình được quí vào bậc nhất là bình cổ Y Hạ
(Iga). Bình này được làm từ thế kỷ thứ 16, đến thế kỷ thứ 17 và rất đắt tiền.
Khi chậu Y Hạ được tẩm ướt, màu sắc và ánh sáng của nó đẹp như có thể
khiến người ta tỉnh mát người ra được. Bình Y Hạ được nung trong nhiệt
độ rất cao. Tro rơm và nhiên liệu trong lò xáp mạnh vào mặt bình, và khi
nhiệt độ hạ xuống, biến thành một thứ men tráng lên mặt bình. Bởi màu sắc
của bình không phải được tô lên mà là được tự nhiên tạo thành trong lò nên
chúng hiện lên mặt bình thành nhiều hình thể được cho là do tính cách tinh
vi tùy hứng và tình cờ của lò nung tạo ra. Tính cách khắc khổ thô sơ và
cứng mạnh của mặt bình Cổ Y Hạ bỗng trở nên óng ả vô cùng khi mặt bình
được tẩm ướt. Nó thở theo nhịp điệu của giọt sương trên nụ hoa. Trong trà
đạo, những người sành điệu cũng thường tẩm ướt chén trà trước khi dùng
để mặt chén được thêm óng ả.
Trì Phương Chuyên Ứng (Ikeno- bono Sen’o) một lần khác có nhận định
rằng “núi sông phải có hình dáng của núi sông”. Thiền Sư đã mang tới một
quan niệm mới về hoa đạo và đã dùng những mảnh sành và những cành củi