TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1422

nghệ thuật.

Trong Thiền tông không có sự tôn thờ cúng vái ảnh tượng. Thiền có

dùng ảnh tượng, nhưng trong Thiền thất dùng để tham Thiền, không cần có
kinh và tượng. Thiền giả ngồi bất động, mắt nhắm, xả bỏ hết mọi tự tưởng
hình bóng. Thiền giả rời tự ngã tiến tới lĩnh vực chân không. Chân không
đây không phải là cái hư vô của Tây Phương quan niệm, mà trái ngược hẳn
lại, là một thế giới tâm linh trong đó vạn vật hỗ tương giao cảm, hoàn toàn
tự tại, siêu việt mọi biên giới và hình thức.

Cố nhiên là có Thiền Sư để kẻ Thiền tập học hỏi bằng sự trao đổi vấn

đáp và bằng sự nghiên tầm tham khảo các kinh điển. Tuy nhiên người đệ tử
phải tự làm chủ lấy tâm mình và phải đạt ngộ bằng tự lực. Thực chứng trực
ngộ quan trọng hơn luận lý đàm thiền rất nhiều.

Giác ngộ không phải do sự học hỏi mà có mà phải do sự tỉnh thức nội

tâm. Chân lý thì” bất lập văn tự” và “ngôn ngoại “. Vì vậy, trong kinh Duy
Ma Cật (Vimalakirti), chúng ta thấy có sự “im lặng như sấm sét” (“mặc như
lôi”). Thủy tổ của Thiền Tông Trung Hoa, ngài Bồ Đề Đạt Ma
(Bodhidharma), vốn là một vị hoàng tử Nam Ấn sống vào thế kỷ thứ sáu,
đã ngồi chín năm quay mặt vào tường im lặng (“cửu niên diện bích”) trước
khi giác ngộ. Phép tham Thiền tĩnh mặc trong tư thế ngồi kiết già là do từ
đây truyền ra.

Hãy đọc hai bài thơ sau đây của Thiền Sư Nhất Hưu :

“Nghe hỏi mới trả lời, không nghe hỏi không trả lời,

Vậy trong tâm ngài có gì, hỡi tổ Đạt Ma?”

Và:

“Tâm là cái gì?

Là tiếng gió trong cây tùng, nơi bức tranh thủy mặc “

Đây chúng ta đi vào tinh thần Thiền của hội họa đông phương. Trọng

tâm của bức tranh Thủy mạc nằm ở khoảng không; nghĩa là ở khoảng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.