TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1423

không có nét vẽ. Họa Sĩ Kim Đông Tâm

[11]

của Trung Hoa có nói: “ Năng

họa nhất chi phong hữu thanh. “(Biết vẽ, thì mới vẽ xong một cành cây đã
nghe có tiếng gió thổi trong cây). Đạo Nguyên Thiền Sư cũng lại nói:
“Không phải thế sao ? Sự ngộ đạo có thể tìm trong tiếng gió lao xao trong
bụi tre. Sự minh tâm có thể thấy nơi đóa anh đào mới nở.” Trì Phường
Chuyên ứng (Ikenobo Sen’o)một bực thầy của Hoa Đạo có nói trong ngữ
lục của người rằng :” Với một cành hoa, một chút nước, ta có thể gọi về sự
cao rộng của sông, của núi”

Những vườn cảnh Nhật cũng tượng trưng cho sự bao la của thiên nhiên

nữa. Vườn cảnh Tây phương có khuynh hướng đối xứng (symétrique) còn
vườn cảnh Nhật thì không ngay thẳng đối xứng như thế. Cũng vì tính cách
không đối xứng đó mà vườn cảnh Nhật Bản có khả năng tượng trưng nhiều
hơn cho sự bao la và đa dạng của thiên nhiên. Tính cách phi đối xứng này
cố nhiên được nương tựa trên một sự thăng bằng tạo nên do những cảm tính
rất tế nhị. Không có gì phiền mất đa dạng chú mục vào chi tiết bằng nghệ
thuật vườn cảnh Nhật Bản. Vì vậy có một hình thái vườn cảnh được gọi là “
Vườn cảnh khô” - được cầu tạo toàn bằng đá, trong đó sự sắp đặt các tảng
đá lớn nhỏ gợi nên sự hiện hữu của sông núi và có thể gợi nên cả hình ảnh
những đợt sóng nhào mình vào các triền đá trên bờ đại dương. Thu gọn lại
đến mức tối đa vườn cảnh Nhật Bản trở thành “ Bồn Tài” tức là chậu cây
kiểng, hoặc là “Bồn Thạch” tức là chậu đá kiểng.

Á Đông dùng chữ Sơn Thủy để chi cho phong cánh - kể cả trong tranh và

trong vườn - trong những chữ đó đã có gói ghém ý niệm về sự khô khan và
sự thừa bỏ, cả ý niệm về sự buồn bã và sự mòn cũ nữa. Tuy vậy trong tính
cách buồn bã, khổ hạnh và tàn lụi mà trà đạo rất quí chuộng ấy (Trà đạo
cũng được diễn tả một cách ngắn gọn trong tiêu ngữ “hòa kính thanh tịch”
tức là cung kính một cách hiền hòa, yên lặng một cách thanh tịnh) đã có
tiềm ẩn một sự giàu có vô song về tâm linh. Trà thất, tuy nhỏ hẹp và đơn
giản đến mực, vẫn chứa đựng được không gian vô cùng và cái đẹp trang
nhã vô tận. Chỉ một bông hoa thôi cũng đủ chứa đựng được sự tươi sáng
của một trăm bông hoa. Lợi Hưu

[12]

vị tổ sư của Trà Đạo và Hoa Đạo của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.