TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1121

VII. THU MUỘN. HAI CHỊ EM

Ngày lễ Lửa ở chùa trên núi Kurama, dành cho việc xua đuổi các hung

thần vốn được Chieko ưa thích hơn lễ Daimondgi. Naeko cũng thường có
mặt ở lễ Lửa chính vì người ta tổ chức lễ này cách làng cô không xa, nhưng
cô chưa lần nào gặp Chieko ở đấy, có lẽ vì họ không chú ý đến nhau mà
thôi. Dọc các ngôi nhà trên đường tới chùa người ta dựng các bờ giậu bằng
cành cây, còn mái nhà thì tưới nước để phòng hỏa hoạn.

Vào lúc nửa đêm, đám rước đuốc tiến đến chùa miệng hô “Xairya,

Xairyo”(

[77]

). Người ta đưa từ chùa ra hai cỗ kiệu thiêng do những phụ nữ

làng bên cạnh dùng dây thừng dài kéo (bây giờ làng này đã nằm trong
phạm vi thành phố). Sau đấy người ta thắp lên ngọn đuốc chính ở chùa và
thế là ngày hội kéo dài đến rạng sáng.

Tuy nhiên năm nay, để tiết kiệm đã có quyết định thôi tổ chức lễ Lửa.

Thế nhưng lễ Chặt Trúc lại vẫn tiến hành như bình thường.

Lễ Củ Đậu do chùa Kitano tổ chức cũng không có. Người ta giải thích là

vì mất mùa cho nên - người ta nói - không sẵn lá củ đậu để trang trí kiệu.

Kyoto còn nổi danh vì những ngày lễ như lễ Hiến Tế Bí do chùa

Anrakuyodgi tổ chức, cùng bao nhiêu hội lễ khác. Có lẽ những ngày lễ này
gắn liền với một vài tập tục nào đó của Kyoto và những cư dân của nó.

Những năm gần đây hội Karyobinga (

[78]

) lại được khôi phục, trong đấy

có bơi thuyền rồng trên khúc sông gần Arasiyama và Kyokushinoen bên
dòng suối chảy qua vườn chùa Kamigamo. Cuộc vui này hay cuộc vui kia
cũng đều có dính dáng đến những thú tiêu khiển tao nhã của giới thượng
lưu vào thời Heian xa xưa.

Kyokushinoen có nghĩa là Đại Yên bên dòng suối uốn khúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.