Từ mùa xuân năm 1935, Kawabata bắt đầu viết một cuốn tiểu thuyết mới
mang tên Xứ tuyết. Tác phẩm được hình thành từ từ, trải qua nhiều thời kỳ
khác nhau và mãi đến năm 1947 mới thật sự hoàn tất, sau cuộc thế chiến
hai năm.
Xứ tuyết được xem là tác phẩm toàn bích nhất của Kawabata, quốc bảo
của văn học Nhật Bản hiện đại.
Theo Seidensticker, dịch giả nhiều tác phẩm của Kawabata, thì "trong
Xứ tuyết, Kawabata đã chọn được một đề tài thích hợp cho cuộc tao phùng
giữa thơ Haiku vì tiểu thuyết có thể tựu thành".
Tuy vậy, Xứ tuyết không phải là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết theo
phong cách Haiku. Trước Kawabata, nhà văn Natsume Soseki (1867-1916)
từng gọi tác phẩm "Gối đầu lên cỏ (Kusamakura) của mình là tiểu thuyết
hài cú", một cách nói rất đạt cho kiệt tác trữ tình ấy.
Xứ tuyết lấy bối cảnh là vùng suối nước nóng ở phía Bắc biển Nhật Bản.
Xưa kia, vào thế kỷ XVII, thi hào Basho cũng du hành lên phương Bắc
mà để lại cho đời cuốn nhật ký - thơ bất hủ Đường hẹp ở Oku (Oku no
Hosomichi: Oku chi tế đạo).
Trong thế kỷ này, Kawabata lại hành hương lên phương Bắc, và cũng lưu
lại một kiệt tác: Xứ tuyết.
Hiếm có tác phẩm tiểu thuyết nào trên thế giới lại giàu chất thơ đến thế.
Đấy là một bài ca về tình yêu vô vọng của một nàng geisha trong gió tuyết
và ánh lửa, một bài ca về những vẻ đẹp hình thành như tuyết, tan đi như
tuyết.
Nàng nghệ giả (geisha) Komako, nhân vật trung tâm của Xứ tuyết,
không hẳn là hư cấu. Trước khi là nhân vật tiểu thuyết của Kawabata, nàng
là một geisha mà câu chuyện và lời nói không ngờ đã tác động đến một văn
hào. Khi biết cuốn tiểu thuyết ra đời, nàng nổi tiếng khắp thế giới, nàng vô
cùng sung sướng. Tất nhiên, Komako ngoài đời và Komako trong tiểu