Hậu và Duyên thấy rõ sự kỳ diệu của sách vở , của kiến thức . Mới chỉ
một thời gian ngắn mà hai cô đã vươn cánh tay đi thật xa , đã mở tầm mắt
ra thật rộng và bắt đầu chán ngấy cái đời sống nữ nhi thường tình trong
vòng trói buộc chật hẹp của xã hội đầy lễ giáo vô lý . Hậu là người hăng hái
nhất , luôn luôn thốt ra những lời phẩn uất đòi thay cũ đổi mới . Tân cứ
nhắc mãi hai em là phải hết sức giữ gìn , bởi có nhiều người chưa làm được
việc gì hữu ích thì đã bị bắt đi , khép tội tham gia “hội kín” , vào tù hoặc
đày đi biệt xứ . Anh cẩn trọng bảo :
- Tai vách mạch rừng ! Lúc nào các em cũng phải đề phòng . Ngay cả
người trong nhà cũng cần giữ gìn ý tứ . Thằng Hoàn 16 tuổi rồi nhưng tính
tình còn lăng quăng lắm ! Đừng cho nó biết !
Lúc bấy giờ ở Hà Nội có nhóm trí thức trẻ gồm anh em Phạm tuấn Tài ,
Phạm tuấn Lâm cùng với Hoàng phạm Trân , đứng ra thành lập nhà xuất
bản Nam Đồng Thư Xã trên tầng lầu căn nhà số 6 đường 96 , tức đường
Trúc Bạch sau nầy . Đây vốn chỉ là căn gác trọ của Phạm tuấn Tài và Hồ
văn Mịch , thuê của bà chủ nhà tên gọi bà Cơ , làm nghề bán cháo rong . Bà
Cơ ở tầng dưới , nấu cơm tháng luôn cho những người ở trọ .
Phạm tuấn Tài lúc ấy đang là nhà giáo dạy trường Yên Thành . Còn
Phạm tuấn Lâm là ký giả có bút hiệu Dật Công , cùng với Hoàng phạm
Trân ký bút danh Nhượng Tống , đang viết cho tờ Thực Nghiệp Dân Báo ở
Hàng Gai Hà Nội , Nhượng Tống sinh năm 1904 ở Nam Định , tuy không
đỗ đạt khoa bảng nhưng sở học rát uyên thâm , nổi tiếng lúc 20 tuổi . Ông
tổ vốn là họ Mạc , dòng dõi Mạc Đĩnh Chi . Từ vụ cướp ngôi của Mạc
Đăng Dung , con cháu họ Mạc phần đông phải đổi thành họ Hoàng hay họ
Phạm . Riêng ông thì lấy cả hai họ là Hoàng Phạm Trân ., chuyên phiên
dịch các áng văn lớn của Trung Hoa , đồng thời sáng tác lịch sử tiểu thuyết
cũng như chèo cổ .
Nằm trên bờ hồ Trúc Bạch , Nam Đồng Thư Xã nhanh chóng trở thành
một thứ câu lạc bộ để mỗi thứ năm và chúa nhật , những thanh niên nặng