lòng với thời thế , tự tìm đến gặp gở nhau bàn chuyện chính trị . Chính nơi
đây đã xuất hiện những khuôn mặt đặc biệt làm nên lịch sử một thời nghịêt
ngã của đất nước , như Nguyễn Thái Học , Phó Đức Chính , Hoàng Văn
Tùng v.v. Những cuốn sách mỏng của Nam Đồng Thư Xã như : Bố Cái Đại
Vương , Trưng Vương , Con Thuyền Khứ Quốc , Gương Thành Bại , Dân
Tộc Chủ Nghĩa , Một Bầu Tâm Sự v.v. đã là những luồng gió cực mạnh thổi
sâu vào tâm hồn giới trẻ thời bấy giờ , đánh thức lòng yêu nước của họ một
cách mãnh liệt .
Việc làm của Nam Đồng Thư Xã tất nhiên không qua khỏi những cặp
mắt cú vọ của mật thám . Cho nên nhà giáo Phạm Tuấn Tài bị thuyên
chuyển lên tuốt trên tận vùng biên giới Tuyên quang . Nơi đây , dù thiếu
phương tiện nhưng ông vẫn tiếp tục vận động kết giao những nhân tố mới ,
đồng thời cố gắng trở về gặp gỡ các đồng chí ở Hà Nội ít nhất mỗi tháng
một lần .
Trong hàng ngũ sinh viên bị lôi cuốn bởi các tác phẩm của Nam Đồng
Thư Xã , dĩ nhiên có cả Tân và Minh . Tân thường ghé qua đây mua sách .
Đọc xong , anh tìm cách gởi về hoặc đích thân mang về Hải Ninh cho Hậu
và Duyên .
Củng có khi Tân đưa cho các em cả những loại sách , loại báo được liệt
kê vào hàng quốc cấm hoặc những tác phẩm của nhà Nữ Lưu Thư Quán từ
Nam Kỳ đưa ra . Thứ nào hai cô cũng giành nhau đọc thật nhanh rồi bàn
luận với khí thế bừng bừng trong tim . Hai chị em thích nhất truyện Trưng
Trắc Trưng Nhị vì không ngờ từ thuở xa xưa mà phụ nữ đã dám cầm quân
đuổi giặc .
Một buổi chiều mùa Xuân , cả nhà đang chuyển bị ăn cơm thì Tân từ
ngoài cổng bước vào .
Bấy giờ , Hải Ninh vừa bước vào mùa đóng thuế thân . Tân về làng cũng
vì lý do đó . Nói đúng ra thì không phải chỉ riêng Hải Ninh mà cả nước đều