Cảnh nói đúng . Xứ Nhu thì bao giờ cũng ủng hộ cho cô Giang . Ba chị
em cô Bắc , Giang và Tình chính là đoàn viên của Nguyễn Khắc Nhu ở phủ
Lạng Thương trước khi đoàn thể này sát nhập vào VNQDĐ . Cả ba đều là
niềm hãnh diện của Xứ Nhu bởi nhiệt tình công tác có thừa . Họ là những
nữ đảng viên của Quốc Dân Đảng , trái với điều lệ ban đầu của đảng là chỉ
thu nhận đàn ông .
Hôm sau , Cảnh gặp riêng cô Giang và cho biết ý định của Cảnh , đã
được sự tán thành của Phó Đức Chính và Ký Con Đặng Trần Nghiệp . Cô
Giang cảm động lắm , rủ Nguyễn Thái Học vào thấp hương trước bàn thờ tổ
và long trọng thề chỉ lấy nhau sau khi cách mạng đã thành công ! Thoáng
thấy khẩu súng lục của Nguyễn Thái Học giấu trong áo khoác , cô xin đảng
trưởng cấp cho cô một khẩu . Nguyễn Thái Học cười bảo :
- Em làm công tác tuyên truyền và liên lạc , đeo súng làm gì cho vướng
víu !
Cô Giang nghiêm nghị đáp :
- Trước bàn thờ Tổ , em xin thề , nếu chẳng may anh có mệnh hệ nào thì
em cũng sẽ tự tử chết theo anh !
Nguyễn Thái Học tuy xúc động vì tấm lòng của cô Giang nhưng thấy
không vui khi nghe người yêu thốt ra những lời tuyệt vọng ấy .
Từ ngày đó , cô Giang lúc nào cũng coi Lê Hửu Cảnh như người anh đỡ
đầu của mình . Cô tin Lê Hửu Cảnh như tin Nguyễn Thái Học . Chuyện gì
cô cũng bàn với Cảnh , mặc dầu từ sau hội nghị Đức Hiệp , Cảnh đã bị
Tổng Bộ gạt hẳn ra ngoài vì Cảnh chủ trương hoãn cuộc tổng khởi nghĩa .
Các đồng chí trung ương cũng có nhiều người hiểu tâm sự Cảnh , nhưng
thấy Tổng Bộ đã tỏ thái độ , họ đành phải nghe theo và tránh giao tiếp với
Cảnh . Nói chung , “nhóm cải tổ” của Cảnh chỉ còn Nguyễn Xuân Huân là