Cô Giang ngậm ngùi cúi xuống . Cô còn nhớ nguyên hình ảnh anh sinh
viên 20 tuổi , bí danh Ngọc Tỉnh , từ Phú Thọ cùng với 300 đảng viên dân
sự lên tham gia trận Yên Bái . Tuy chưa có kinh nghiệm chiến trường ,
nhưng Ngọc Tỉnh hò hét xung phong và lăn sả vào quân Pháp , coi cái chết
nhẹ như bông .
Cảnh lại nói :
- Đồng chí Nho , em ruột của anh Học , nghe đồn cũng bị bắt !
Nghe Cảnh nhắc đến em ruột của Nguyễn Thái Học đang bị giam trong
Hỏa Lò , cô Giang lại liên tưởng ngay đến chị ruột của mình là Nguyễn Thị
Bắc , chi bộ trưởng chi bộ phụ nữ , cũng đang bị kìm kẹp trong sở mật thám
. Cô ngẫng lên quắc mắt bảo Cảnh :
- Mối thù này lớn lắm ! Phải trả , không cách này thì cách khác !
Cảnh hài lòng :
- Đúng ! Mình bắt tay vào việc ngay !
Thế là ngay hôm ấy , Cảnh giao cho Minh công tác liên lạc mời họp .
Nhóm của Cảnh gồm những nhân vật chính là Nguyễn Xuân Huân , Lê Tiến
Sự , Nguyễn Đôn Lâm , Phạm Văn Hể và Nghiêm Toản cùng một số đồng
chí khác ở cấp thành bộ và tỉnh bộ . Cảnh muốn tìm Ký Con Đặng Trần
Nghiệp , nhưng anh đã trốn khỏi Hà Nội từ sau đêm khởi nghĩa . Mật thám
dán hình Ký Con khắp nơi , kèm theo 5.000 đồng tiền thưởng . Vì vậy Ký
Con và toán ám sát không dám lưu lại thủ đô .
Ngồi trong phòng họp , Cảnh bùi ngùi nhớ lại bao nhiêu khuôn mặt tri
kỷ buổi ban đầu , nay chẳng còn ai . Do lời đề nghị của cô Giang , đại hội
bầu Lê Hửu Cảnh lên nắm quyền đảng trưởng thay thế Nguyễn Thái Học .
Nguyễn Xuân Huân làm phụ tá . Cô Giang làm cố vấn và Minh “nhà báo”
làm thư ký .