- Anh về đi . Tôi đi mình tiện hơn !
Minh há mồm ngơ ngác nhìn cô Giang . Chưa kịp hỏi tại sao cô đổi ý thì
cô tiếp :
- Tôi nghĩ lại rồi . Anh không nên đi !
Minh chì chiết :
- Chị cho tôi theo chị chuyến này . Tôi muốn được nhìn anh Học và các
đồng chí lần cuối .
Cô Giang nhắc lại:
- Tôi đi mình dễ xoay trở hơn . Dù sao mấy năm nay tôi cũng đã quen
rồi . Anh về đi . Có cần gì thì tôi sẽ nhờ người liên lạc với anh !
Minh đứng sớ rớ một lúc rồi chia tay . Nhưng anh không về nhà . Anh ra
thẳng sân ga Hàng Cỏ chờ cô Giang ngoài ấy . Trời còn sớm , nắng chưa tắt
hẳn . Chung quanh Minh , đủ mọi thứ âm thanh hỗn độn vang lên . Tiếng
còi tàu , tiếng rao hàng , tiếng nói chuyện , tiếng khóc trẻ con , tiếng quát
nạt của đội xếp . Tiếng bước chân thình thịch đuổi theo một đứa ăn cắp vặt .
Hoạt cảnh huyên náo này diễn ra hàng ngày nhưng chả bao giờ Minh chú ý
cho đến hôm nay mới có dịp quan sát tỉ mỉ làm anh nảy ra ý định sẽ viết
một bài phóng sự về đời sống ở nhà ga .
Minh tạt vào một quán nước ngồi lẫn trong đám đông những người lao
động vất vả quanh năm . Anh cũng ăn mặc nghèo nàn như họ , cũng đội cái
nón vải cũ mượn của ông Sửu , nên không ai để ý . Anh sốt ruột nhìn quanh
sân ga , định bụng lát nữa sẽ nài nỉ cô Giang cho đi chung lên Yên Bái .
Ga Hàng Cỏ thành lập từ đầu thế kỷ , là một khúc rẽ quan trọng của thủ
đô Hà Nội . (Ông Ngạn này , Hà Nội lúc bấy giờ đâu còn là thủ đô . Trình
đình Nguyễn đóng đô ở Huế kia mà !!) Do nhu cầu phát triển kinh tế và