chuyển vận quân sự , toàn quyền Paul Doumer đã xây dựng nhà ga cùng với
cầu Sông Cái , thường được gọi là cầu Paul Doumer hoặc cầu Long Biên .
Từ Hà Nội , các tuyến đường sắt nối liền biên giới Hoa Việt , trạm dừng ở
Lạng Sơn , Lào Kay và tỏa đi Hải Phòng vào Vinh , sang Vientien và Nam
Vang . Paul Doumer xuất thân là nghị sĩ của Pháp , làm toàn quyền Đông
Dương từ năm 1897 cho đến 1902 , sau khi khánh thành ga Hàng Cỏ thì về
nước . Sau này , ông làm tổng thống Pháp và bị ám sát chết năm 1932 .
Năm năm toàn quyền Đông Dương cho ông nhiều kỷ niệm sâu sắt , được
ông ghi lại trong cuốn Souvenirs .
Nơi đây , ở nhà ga tiên khởi này , chỗ Minh đang ngồi , ngày trước thời
Hà Nội còn mang tên thành Thăng Long , là những bãi hoang bát ngát , dân
tứ xứ đến cắt cỏ , bày thành một cái chợ nhỏ bán cho người trong thành để
nuôi bò nuôi ngựa . Từ đó mới có tên Hàng Cỏ . Hàng Cỏ nằm ở khu vực
Tây Nam Hà Nội . Ngày Noel năm 1898 , chính phủ Pháp ban hành đạo
luật thành lập đường xe lửa trên toàn cõi Đông Dương , kêu gọi cổ phần của
các công ty lớn tham gia đầu tư . Năm 1902 , nhà ga hòan tất và những năm
kế tiếp , các tuyến đường chính yếu lần lượt được hoàn thành .
Nhà ga nhìn bề ngoài văn minh bề thế lắm , nhưng quanh khu vực nhà
ga thì nhà cửa thưa thớt tiêu điều vì người An Nam chưa quen lối di chuyển
bằng tàu hỏa , cho nên xe lửa phần lớn chỉ dùng để vận tải hàng hóa . Phải
mất đến 20 năm sau , phố Hàng Cỏ mới dần dần lôi cuốn người về xây
dựng nhà cửa tương đối sầm uất .
Minh đang miên mang nghĩ ngợi thì giật mình nghe tiếng hò hét từ
ngoài cửa . Anh đứng bật dậy chạy ra xem . Chiếc xe tù nhân vừa đỗ lại .
Một lực lượng hùng hậu gồm đội xếp , lính Lê Dương và mật thám áp giải
13 đồng chí Quốc Dân Đảng lên tàu hỏa . Minh không dằn nổi xúc động ,
nước mắt tự nhiên cứ trào ra . Anh cố xông lại gần , nhưng cũng giống như
bao người dân hiếu kỳ khác , anh bị xua đuổi , đẩy hẳn ra xa , đứng lẫn vào
đám đông , ứa nước mắt nhìn theo . Chỉ có 2 người Minh biết mặt là đảng