được . Mấy trái bom đang nằm im trong tay nải kia , không biết rồi cô sẽ xử
dụng vào việc gì !
Tàu dừng lại ở ga Yên Bái . Chiếc xe đen của nhà lao Yên Bái đã chờ
sẳn . Mười ba tù nhân được đưa ngay vào nhà tù mấy tiếng đồng hồ rồi lại
đưa trở ra pháp trường lúc gà vừa gáy sáng . Mọi việc xảy ra nhanh chóng
dưới sự canh phòng của lực lượng vũ trang đông đảo . Dân chúng đứng
xem xa xa . Trong màn sương vắng lặng , họ nghe tiếng hô vang của tù
nhân “Việt Nam muôn năm ! Việt Nam bất diệt” . Mỗi tiếng hô là một cái
đầu rơi . Khoảng 5 giờ 30 , tử tội cuối cùng là đảng trưởng Nguyễn Thái
Học , chưa dứt tiếng hô , lưỡi dao đã phập xuống ! Năm ấy , ông tròn 28
tuổi .
Cô Giang thất thiểu trở về . Mộng lớn không thành mà tình riêng cũng
chẳng vẹn . Cô quyết định tìm cho mình một hướng đi . Cô viết lá thư tuyệt
mệnh với tư cách là con dâu gửi lại song thân Nguyễn Thái Học . Rồi cô
tìm cách sang chánh quán Nguyễn Thái Học , tức quê chồng ở làng Thổ
Tang , phủ Vĩnh Tường , tỉnh Vĩnh Yên . Cô vào từ biệt gia đình chồng rồi
đi bộ ra Xóm Mới làng Đông Vệ , cách Thổ Tang chừng một cây số . Ở đó
có cái quán bán nước chè xanh của bà hàng quen thuộc dưới gốc cây đề ,
nơi cô từng ngồi với Nguyễn Thái Học và vài đồng chí Tổng Bộ . Cô vào
uống nước xong , mới ra gốc cây dùng súng kết liễu đời mình như lời thề
năm xưa ở đền Hùng . Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930 , cô vừa tròn
22 tuổi .
Cái chết của đảng trưởng Nguyễn Thái Học là một sự giao động lớn
trong lòng các đồng chí nhất là những người đang ở tù . Họ mất hết niềm hy
vọng của tương lai . Nguyễn Thái Học như cây cột chống đỡ mái nhà , nay
cây cột bị chặt đứt , họ biết căn nhà sớm muộn gì cũng sụp đổ .
Tuy thế , một số đồng chí vẫn kiên trì giữ vững mạch sống của đảng ,
nhưng chuyển hướng sang một con đường an toàn hơn . Ba hôm sau ngày
13 liệt sĩ bị hành quyết trên Yên Bái , Vũ Văn Giản vượt biên sang Trung