Cảnh và Nguyễn Xuân Huân đang ngủ trên giường , bị mất gã mật thám
xông thẳng vào , vừa hò hét vừa rọi đèn , chẹn lấy cổ và toàn thân hai người
. Cả Cảnh và Huân đều có súng lục để ngay ở đầu giường nhưng không lấy
kịp , đành phải cắn răng chịu những cú đấm dữ dội vào mặt và vào bụng rồi
tra tay vào còng . Ở buồng trong , lũ mật thám cũng vừa túm lấy đồng chí
Lê Thị Thành lôi ra . Chúng lục lọi một lúc , lôi trong cặp da của Lê Hữu
Cảnh tờ giấy ghi bản án tử hình toàn quyền Pìerre Pasquier mà Cảnh và cô
Giang đã soạn từ mấy tháng nay . Ở buồng trong , chúng cũng khám phá ra
hàng đống dụng cụ chế bom cùng công thức làm các loại chất nổ .
Tại Sở Mật Thám , trong căn phòng điều tra ở lầu 1 , chỉ huy trưởng
toán cảnh sát đặt biệt Pujol dùng mọi cực hình tra tấn Lê Hữu Cảnh và
Nguyễn Xuân Huân . Lê Hữu Cảnh giả vờ bằng lòng hợp tác , sẳn sàng khai
hết bí mật của đảng . Pujol cho Cảnh ngồi đối diện . Bất ngờ , Cảnh chộp
bình mực trên bàn , ném thẳng vào mặt Pujol rồi lao đầu qua cửa sổ , nhảy
lầu tự tử . Nhưng số ông chưa chết được , vì lầu thấp quá ! Chúng lôi Cảnh
vào nhà ngục giam cùng Nguyễn Xuân Huân . Năm sau hai người cùng bị
xử tử ở trước cổng Hỏa Lò . Năm ấy Lê Hữu Cảnh 35 tuổi .
Hơn mười năm sau , tên Lê Hữu Cảnh được đặt cho một con phố ở Hà
Nội để ghi nhớ một anh hùng chống Pháp giống như Nguyễn Thái Học ,
Phó Đức Chính , Nguyễn Khắc Nhu và Ký Con . Nhưng khi Việt Minh
cướp chính quyền , họ đã xóa tên Lê Hữu Cảnh khỏi con phố ấy !
Trở lại chuyện Hà Nội tháng 7 năm 1930 , từ khi cô Giang tự tử và nhất
là Lê Hữu Cảnh bị bắt , Minh khủng hoảng tinh thần trầm trọng , nằm liệt
giường đến cả tháng . Đảng viên chẳng còn ai liên lạc với Minh nữa . Lý do
đơn giản chỉ có hai người biết địa chỉ của Minh thì đều không còn nữa .
Ngày ngày Minh nằm bẹp trên căn gác đìu hiu nóng nực . Thuốc thang thì
chỉ có mình ông Sửu khập khiễng đi lên đi xuống , vừa chữa bệnh cho Minh
, vừa tìm lời trấn an . Ông bảo Minh :