Hoa và đổi tên là Vũ Hồng Khanh , trở thành một lãnh tụ quan trọng sau
này .
Thầy giáo Vũ Văn Giản tham gia Quốc Dân Đảng từ buổi đầu , được
nâng lên hàng cán bộ trung ương từ Hội Nghị Đức Hiệp , tháng 5 năm 1929
, vì cần bổ xung nhân sự bị bắt sau vụ ám sát Bazin . Tại Hội Nghị Mỹ Xá
bàn việc tổng khởi nghĩa , Vũ Văn Giản được giao công tác cùng 2 đồng chí
Nguyễn Văn Chấn và Phạm Văn Tình , phát động các trận tấn công Kiến
An và Hải Phòng . Cuộc khởi nghĩa thất bại , 75 đảng viên bị bắt , Vũ Văn
Giản chạy thoát và bị tuyên án khiếm diện 20 năm tù . Bây giờ ông tìm
đường trốn sang được Trung Hoa , liên lạc ngay với các đồng chí và kiều
bào bên ấy . Vân Nam Đạo Bộ bầu ông lên thay thế Nguyễn Thế Nghiệp ,
bởi dù sao ông cũng trực tiếp có mặt trong cuộc khởi nghĩa đánh thực dân
Pháp . Một số các đồng chí khác cũng dần dà từ trong nước trốn qua Trung
Hoa để tiếp tục hoạt động , chẳng hạn như Trần Đông A và vợ là Mỵ
Nương , Nguyễn Ngọc Sơn và vợ là Lê Thị Thăng , Bùi Văn Hạch , Lê
Tùng Sơn , Vũ Tiến Lữ v.v. Trần Đông A , Bùi Văn Hạch và Lê Tùng Sơn
sau này đều theo Việt Minh cả
Ở lại trong nước , chỉ còn nhóm Lê Hữu Cảnh quyết bám trụ .Ông
thường xuyên ở Hải Phòng để lo công việc kinh doanh . Lâu lâu có việc cần
mới về Hà Nội thì căn gác trọ của Minh là điểm hẹn để ông gặp gỡ một vài
đồng chí tín cẩn . Việt Nam Quốc Dân Đảng vốn đã tiêu điều từ sau cuộc
khởi nghĩa , lại càng xác xơ sau khi Nguyễn Thái Học bị xử tử . Các đồng
chí chưa bị bắt thì cố gắng phân tán , trốn tránh , không dám hội họp với
nhau . Trung ương gần như mất hẳn liên lạc với các tỉnh bộ . Mỗi địa
phương đành phải thu hẹp hoạt động trong phạm vi riêng lẻ của mình .
Gần một tháng sau , đêm ngày 10 tháng 7 năm 1930 , vào lúc tảng sáng ,
một toán khá đông mật thám bủa vây căn nhà ở Hải Phòng , nơi vẫn được
coi là cơ quan cải tổ đảng , tức là chỗ liên lạc của tân ban chấp hành Tổng
Bộ từ sau khi Nguyễn Thái Học bị bắt . Chúng đạp cửa lao vào , Lê Hữu