Ở nhà tù ra , Hậu , Duyên và Minh được lệnh phải trở về trình diện quan
Huyện nguyên quán rồi chờ lý trưởng Hải Ninh lên lãnh về làng để giáo dục
và kiểm soát !
Ông bà Truyền đón Minh về , bảo con ở lại Hải Ninh lấy vợ , đừng lên
Hà Nội nữa . Minh chỉ cười , vì Minh cũng chưa biết mình sẽ làm gì trong
những ngày sắp tới . Dự tính mà anh nung nấu suốt gần 6 năm tù là anh sẽ
viết lại những chuổi ngày hào hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng từ buổi
thành lập cho đến khởi nghĩa Yên Bái . Đó là công tác mà anh cho là ý
nghĩa nhất trong đời .
Tính ra , chỉ trong hai năm 1929-1930 , thực dân Pháp đã đưa lên máy
chém 37 chiến sĩ Quốc Dân Đảng và khoảng 1000 đồng chí bị lưu đày .
Trong những năm Minh ở tù , tình hình bên ngoài thay đổi khá nhiều : Việt
Nam Quốc Dân Đảng lớn mạnh bên Trung Hoa , nhưng lại âm thầm tại
quốc nội . Một số những mất mát đáng tiếc là nhiều đảng viên bỏ hàng ngũ
chạy sang phía cộng sản .
Hậu và Duyên trở về mái nhà xưa ở Hải Ninh , xum họp với ông bà giáo
Lương rồi ngay đêm đầu tiên gặp lại vài đồng chí trong chi bộ . Gọi là tái
ngộ nhưng thật ra người cũ chẳng còn ai . Nhâm thoát ly ngay sau khi
Duyên ra đi . Kết cũng được kết nạp và được gọi sang Thái Bình . Những
cô khác lần lượt đều lên đường và đa số hiện ở tù hoặc được thả về nay mai
.
Về lại căn nhà xưa , mọi thứ chung quanh Hậu và Duyên chả có gì thay
đổi . Có chăng chỉ cũ nát thêm cùng với tuổi già của ông bà Lương . Duyên
như người chết sống lại , vui mừng không những chỉ vì được trả tự do mà
còn vì gặp lại Minh . Cô sang thăm bố mẹ Minh , hy vọng nối lại mối tình
xưa để được về làm dâu ông bà Truyền . Đường cách mạng xem chừng phai
nhạt dần trong lòng Duyên .