dáng bình thường, có cái chất phác đần độn kiểu nông dân, nhưng cũng có
tiêm nhiễm ít nhiều cái xỏ lá của bọn du thủ du thực ở Thượng Hải, có thể
tìm thấy bóng dáng y ở các người kéo xe tay, xe xích lô, tuy thế AQ không
có bộ dạng lưu manh, cũng không giống bọn du đãng lang thang ngoài hè
phố". Nhận xét này giải thích một số hành trạng mà tác giả kể ở những
trang sau.
(3) Lỗ Tấn có ý đặt câu văn theo lối cử tử.
(4) Đó là một khía cạnh của "phương pháp thắng lợi tinh thần" của
chú AQ, y không hơn được người khác, nhưng con cháu y sẽ hơn người
khác!
(5) Ở Trung Quốc, huyện rất lớn, cho nên người nông thôn ít có dịp
lên huyện.
(6) Cũng là một khía cạnh của "phương pháp thắng lợi tinh thần".
Người nơi khác không làm như người làng y, là họ sai, và y hơn họ, trái lại
AQ hơn người làng y ở chỗ y biết nhiều, hiểu biếtt rộng. Như thế là lấy
mình làm bản vị để nhận xét người khác.
AQ là người "trước kia có bề có thế", kiến thức rộng, lại "được việc",
kể ra cũng đã có thể gọi là người "hoàn toàn" lắm rồi. Chỉ đáng tiếc là trong
người y còn có một tí khuyết điểm. Bực bội nhất là ngay trên đầu có một
đám sẹo to tướng chẳng biết từ bao giờ. Mặc dù đám sẹo đó cũng là vật sở
hữu của y, nhưng xem trong ý tứ y thì hình như y cũng chẳng cho là quý
báu gì, bởi vì y kiêng tuyệt không dùng đến chữ "sẹo" và tất cả những tiếng
âm gần giống âm "sẹo". Về sau cứ mở rộng phạm vi dần, tiếng "sáng",
tiếng "rạng" cũng kiêng, rồi tiếng "đèn", tiếng "đuốc" cũng kiêng tuốt.
Chẳng cứ người nào, bất kỳ vô tình hay hữu ý mà phạm phải húy là AQ nổi
giận, cái đám sẹo đỏ ửng lên, y nhìn để đánh giá đối thủ, rồi kẻ ít mồm ít
miệng là y chửi, kẻ sức yếu là y đánh. Nhưng chẳng biết thế quái nào, AQ