hồ lại như là thất bại.
-----
(11) Dịch câu "Tái ông thất mã, an tri phi phúc" trong Hoài nam tử, Lỗ
Tấn hay dùng điển tích để đùa bỡn với lối văn cổ. Hoài nam tử chép chuyện
Tái ông như sau: "Ông cụ già cửa ải mất ngựa. Người ta đến hỏi thăm, ông
nói: "Biết đâu mất ngựa không phải là điều may!" Mấy tháng sau, con ngựa
vừa mất lại dẫn một con ngựa khác rất tốt về. Người ta đến mừng ông. Ông
lại nói: "Biết đâu được ngựa không phải là điều rủi". Quả nhiên, vài hôm
sau, người con ông cưỡi ngựa, ngã, gẫy mất một chân. Người ta lại đến
thăm, ông nói: "Biết đâu không phải là một điều may". Thì năm sau, vùng
ấy bị giặc đến cướp, người làng ra đánh bị chết gần hết, duy hai bố con
ông, vì bố già con què mà sống sót. Câu chuyện Tái ông, người ta vẫn
thường dẫn làm điển tích văn liệu để nói rằng: Việc đời may rủi thật khó
mà biết trước.
Đêm hôm ấy, làng Mùi rước thần. Theo lệ thường, làng có tổ chức một
đám hát. Bên rạp hát, cũng theo lệ thường, có mấy sòng bạc. Đối với AQ,
tiếng trống, tiếng phèng la bên rạp như phảng phất ở đâu ngoài mười dặm
đường xa dội lại. Chỉ có tiếng xướng của nhà cái là y nghe rành mạch. Y
được luôn mấy hội. Tiền đồng thành bạc hào, bạc hào thành bạc đồng, bạc
đồng chất dần thành một đống; AQ đắc ý, mặt mày nở hẳn lên.
- Này! Thiên môn hai đồng này!
AQ không biết rõ ai đánh nhau với ai và vì cớ gì, chỉ thấy tiếng mắng
chửi, tiếng đấm đá cứ ào ào loạn xạ cả lên, choáng cả đầu óc một hồi khá
lâu. Lúc y ngồi dậy được thì lũ con bạc đã biến đâu mất, cả bọn người xung
quanh hồi nãy cũng không thấy một ai nữa. AQ cảm thấy có mấy chỗ đau
ran lên như vừa bị mấy quả đấm, mấy cú đá vào người. Trước mặt y, một
bọn đứng nhìn ra vẻ ngạc nhiên. AQ bàng hoàng chạy về đền Thổ Cốc, rồi
đến lúc định được thần hồn thì mới sực nhớ ra rằng đồng tiền của mình