chứ nếu vài hôm nữa mới chết thì lại phải thuê phông bạt, bàn ghế, bát đĩa
thêm một lần nữa, tốn kém lắm!
Vậy là ngày cô tôi lên xe hoa cũng là ngày chồng cô lên bàn thờ. Sau
khi đám tang xong xuôi, chỉ còn lại cô và bố chồng trong căn nhà hiu
quạnh nghi ngút hương khói. Bố chồng mới lại gần cô rồi thì thầm:
- Thế giờ con tính sao?
- Dạ thưa bố, theo phong tục thì con phải để tang chồng ba năm rồi
mới được phép đi bước nữa. Nhưng con thì vẫn đang xuân thì, lại mới cưới
được một ngày chồng đã mất, tình nghĩa cũng chưa có gì sâu nặng lắm, nên
con xin phép bố cho con để tang chồng khoảng ba tuần rồi sau đó mới nghĩ
đến chuyện đi tìm tình duyên mới. Không biết ý bố thế nào ạ?
- Thế này con nhé, nhà ta đã mất tiền cưới con về, vậy mà lại để con đi
ngay thì phí lắm. Các cụ có câu "sẩy con thì còn bố". Con trai ta nó đã
không hoàn thành nghĩa vụ của một người chồng đối với con thì ta sẽ thay
nó làm việc đó. Với lại, đằng nào con cũng mang tiếng một đời chồng rồi,
còn sợ thiệt thòi gì nữa, cứ ở lại đây, bố con ta đóng cửa tắt đèn có nhau,
thế chả vui hơn sao?
Vậy là cô tôi ở lại hương khói cho chồng, phục vụ bố chồng. Hai năm
sau, cô tôi mang bầu, sinh được một thằng con trai giống ông nội nó như
đúc. Cuộc sống cứ yên bình trôi và thằng bé cũng lớn dần. Đúng ngày giỗ
chồng, thằng bé chỉ tay lên cái ảnh trên bàn thờ rồi hỏi cô tôi:
- Ai kia hả mẹ?
Cô tôi nghe con hỏi vậy thì thở dài thườn thượt:
- Mẹ biết thế nào cũng có ngày con hỏi mẹ câu này. Thực ra, trên giấy
tờ, thì đó là chồng của mẹ, tức là bố của con, cũng là con trai ruột của ông
nội con, tức là bố chồng của mẹ, và con phải gọi người đó là bố. Nhưng