Nôn nghén là để chỉ hiện tượng phụ nữ trong thời kỳ mới mang thai, phản ứng của cơ thể
tương đối nghiêm trọng, nôn nhiều lần, thậm chí có thể dẫn đến không ăn uống gì được. Một
khi xảy ra hiện tượng nôn nghén, thường dẫn đến chất điện giải trong cơ thể sản phụ mất đi sự
cân bằng, thiếu hoặc dẫn đến nhiễm độc. Bệnh này chưa rõ nguyên nhân, nhiều quan điểm cho
rằng nó có quan hệ với kích thích tố mao mạch trong máu và sự gia tăng của kích thích tố dạ
dày. Tinh thần căng thẳng dẫn đến bệnh càng thêm nghiêm trọng. Phạm trù “nôn nghén” thuộc
Đông y học cho rằng, chủ yếu là do gan khí, dạ dày, và thận tỳ của phụ nữ mang thai hư nhược,
dẫn đến khí trong dạ dày gia tăng và buồn nôn.
1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Kê nội kim có thể thúc đẩy sự phân tiết của dịch vị, nâng cao một cách rõ rệt nồng độ axit
có trong dịch vị. Nước ép kê nội kim, uống cùng với trà sẽ có công dụng trị liệu rất tốt đối với
chứng nôn nghén
2. Các loại trà nên sử dụng
(1). Trà gừng tươi mía
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nước mía, nước gừng tươi mỗi thứ 10 ml, trộn lẫn
vào nhau rồi chia nhỏ uống dần, nhấp từng ngụm nhỏ.
Công dụng chữa trị: Kiện tỳ vị, chống nôn.
Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị phụ nữ có thai thận vị hư nhược bị nôn.
(2). Trà trứng giấm ăn và đường trắng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 60 gam giấm gạo đun sôi, cho thêm 30 gam đường
trắng vào đun tan, đạp thêm 1 quả trứng gà vào, uống hết sau khi đun chín. Uống 2 lần/ ngày.
Công dụng chữa trị: Kiện vị, ngừng nôn.
Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị phụ nữ có thai thận vị hư nhược, bị nôn.
(3). Trà trúc như mật ong
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam trúc như đun sôi lấy nước, cho thêm mật
ong vào uống.
Công dụng chữa trị: Từ âm dưỡng vị, chống nôn.
Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị phụ nữ có thai tỳ vị hư nhược và dạ dày, bổ âm không đủ.
(4). Trà mật ong lá tỳ bà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 2 lá tỳ bà, nướng trên lửa một chút cho cháy
hết lông mao, đun sôi lên lấy nước, cho thêm 30 gam mật ong vào, uống là được.