Chú ý: Phương thuốc này thích hợp với chứng tắc kinh, hư nhược.
(2). Trà đại hoàng sơn tra
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 10 gam đại hoàng, 15 gam sơn tra rồi cho vào
đun sôi lấy nước dùng.
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu.
Chú ý: Loại trà này thích hợp với chứng bế kinh tích tụ máu, bụng dưới đau nhói.
(3). Trà đậu đen hồng hoa
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam đậu đen, 6 gam hồng hoa, 30 gam đường.
Đậu đen chọn lấy những hạt tốt, ngon, đem rửa sạch. Cho đậu đen, hồng hoa vào nồi đun to lửa,
cho thêm lượng nước vừa đủ, đun lửa to đến sôi, sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun cho đến khi
đậu đen chín nhừ là được, bỏ đậu đen và hồng hoa đi, chỉ lấy nước, cho thêm đường đỏ vào
khuấy đều lên uống là được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc.
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu, điều hoà kinh nguyệt, giảm đau do kinh
nguyệt.
Chú ý: Loại trà này chủ trị bế kinh do khí huyết ứ đọng, kinh nguyệt không bình thường, eo
lưng đau mỏi, bụng dưới trướng đau, buồn bực, dễ nổi cáu, mất ngủ, mơ nhiều.
(4). Trà đan sâm đường
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đan sâm và đường, mỗi thứ 60 gam. Đun với 1,5 lít
nước cho đến khi cạn còn 500 ml là được. Mỗi sáng, tối uống 1 lần, uống liền trong 2 tuần.
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu, hoạt huyết điều kinh.
Chú ý: Loại trà này chủ trị tắc kinh do âm huyết hư tổn, chứng viêm máu thường thấy, tinh
thần mệt mỏi, váng đầu, ù tai, da mặt nhợt nhạt, sốt ruột, nôn nóng.
(5). Trà khiếm thảo
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 60 gam rễ khiếm thảo. Thêm 1 lít nước đun sôi rồi
uống. Uống 2 lần/ ngày.
Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, giảm tích tụ máu, hành khí giải sầu.
Chú ý: Loại trà này chủ trị gan khí tích tụ, hành huyết không thông dẫn đến tắc kinh do tắc
khí. Biểu hiện thường thấy tâm trạng buồn chán không vui, sốt ruột, nôn nóng dễ nổi cáu, bụng
ngực sưng, hai xương sườn đau, không có kinh nguyệt.
(6). Trà quả dâu mã lan
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam quả dâu, 3 quả đại táo, 15 gam gừng già, 1