UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 102

Chương VI: Một số bệnh phụ (nam) khoa

I. Tắc kinh

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ, đã đến ngày nhưng không

thấy có kinh nguyệt xuất hiện gọi là tắc kinh. Tắc kinh có hai loại là tắc kinh sinh lý và tắc kinh
bệnh lý. Tắc kinh sinh lý là chỉ tắc kinh do trước khi dậy thì, trong thời kỳ mang thai, thời kỳ
cho con bú và thời kỳ mãn kinh, do thay đổi một số kích thích tố trong cơ thể, dẫn đến kinh
nguyệt không có, nó thuộc loại hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng bế kinh bệnh lý bao
gồm bế kinh đoạn phát và tắc kinh nguyên phát. Tắc kinh nguyên phát là để chỉ phụ nữ qua 18
tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt. Tắc kinh đoạn phát là để chỉ hiện tượng trước đây đã từng có
kinh nguyệt, nhưng đã mất kinh từ 3 tháng trở lên. Nguyên nhân gây ra tắc kinh nguyên phát
có rất nhiều, có thể phân chia thành ba trường hợp sau:

(1). Tắc kinh do tử cung, nếu bẩm sinh đã không có tử cung, tử cung phát triển không tốt,

chức năng noãn già yếu.

(2). Tắc kinh do thuỳ não điều khiển, ví dụ như thuỳ não bị u bướu, tổn thương.

(3). Tắc kinh do thuỳ não dưới, ví dụ như các nhân tố tinh thần thần kinh, các bệnh về

đường tiêu hoá, các bệnh tổng hợp do ức chế thuốc v.v…

Điều cần chú ý là, có một loại tắc kinh trong một thời gian ngắn, nó là do nguyên nhân tắc

cổ tử cung, tắc âm đạo, tắc màng trinh làm cho bộ phận sinh dục không thông. Khi mỗi lần có
kinh nguyệt, kinh nguyệt không thể thoát ra ngoài được, mà tắc trong tử cung, âm đạo, cho
nên, những người phụ nữ này sẽ bị đau bụng theo tính chu kỳ. Đồng thời, khi đó, nếu sờ tay vào
bụng dưới thì có thể thấy một cục cứng, dần dần ngày càng to. Đối với những trường hợp này
cần tích cực can thiệp bằng phẫu thuật để chữa trị.

1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng, đơn sâm có chức năng ức chế sự tích tụ của

tiểu cầu máu, chống đông lại, từng bước hoà tan và không chế tắc mạch máu, có tác đụng đề
phòng các chứng bệnh do tắc mạch máu. Nếu dùng đơn sâm và đường đỏ ngâm với nhau, làm
thành trà để uống, có thể trị bệnh tắc kinh rất tốt.

2. Các loại trà nên sử dụng

(1). Trà đương quy ích mẫu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 8 gam đương quy, 10 cỏ ích mẫu. Đun sôi

những nguyên liệu trên lấy nước dùng làm trà. Mỗi ngày uống từ 2 lần trở lên.

Công dụng chữa trị: Bổ huyết, giảm tích tụ máu, điều trị thống kinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.