quyết những vấn đề khó khăn tồn tại trong công việc và trong cuộc sống thực tế của người
bệnh, có gắng tạo ra một môi trường vui vẻ, nhẹ nhàng cho người bệnh, để xoá bỏ hoặc giảm
nhẹ những gánh nặng tâm lý hoặc những thứ không thể đạt được, vì chứng phiền muộn là một
chứng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Một khi bệnh tình có dấu hiệu tốt, những chuyện
không hay trong công việc, học hành và cuộc sống hàng ngày có thể đem đến cho người bệnh
những ảnh hưởng tiêu cực, dễ dẫn đến những cảm xúc bi quan, dẫn đến bệnh phiền muộn lại
tiếp tục tái phát.
Trong cuộc sống hàng ngày, những người có xu hướng phiền muộn nên chú ý mấy điểm
sau: Nên tạo cho mình một giấc ngủ ngon. Nếu mất ngủ lâu dài có thể dẫn đến chứng phiền
muộn, nếu bị những lo lắng do việc mất ngủ gây ra, cần phải biết cách để loại trừ nó. Khi gặp
phải khó khăn không nên quá tức giận. Nên học cách giảm bớt áp lực do việc nóng giận gây ra,
bảo đảm sự cân bằng tâm lý. Bình thường, nên biết cách giải quyết những khó khăn của bản
thân, nếu gặp phải những áp lực trong cuộc sống thì cần phải biết giải quyết chúng. Nên tham
gia nhiều vào các hoạt động bên ngoài, chịu khó vận động cơ thể là một cách phòng ngừa
chứng phiền muộn tốt nhất và tự nhiên nhất. Nên áp dụng những cách bảo vệ bản thân và
tránh những kích thích bên ngoài, nếu bị quấy rầy, ví dụ như những nơi nào có thể khiến bạn bị
tổn thương thì không nên đi, nên tránh xa những người có thể làm bạn tức giận, từ đó tránh
bực tức xảy đến với mình. Đối với những kích thích lớn, nên tự nâng cao khả năng chịu đựng.
Trong cuộc sống hàng ngày nên sắp xếp cho mình một số những hoạt động vui vẻ để làm.