UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 108

(3). Trà thông tuyến sữa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam semen vaccariae sấy khô, 9 gam xuyên sơn

giáp sấy khô, bột thiên hoa; 4,5 gam thân đương quy; mộc thông, cam thảo mỗi thứ 9 gam. Cho
tất cả các nguyên liệu trên vào nồi cùng một cái chân giò nấu nhừ lên, cho 750 ml nước, đun lấy
250 ml nước thuốc là được, chia làm 2 lần uống khi đói.

Công dụng chữa trị: Lợi sữa.

Chú ý: Món trên dùng để trị bệnh phụ nữ sau khi sinh mất sữa.

(4). Trà lợi sữa

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoàng kỳ, thục địa mỗi thứ 24 gam; 15 gam đương

quy; xuyên khung, cẩu tử, thông thảo, semen vaccariae mỗi thứ 6 gam, lá trà đủ dùng. Cho vào
nấu cùng với chân giò lợn.

Công dụng chữa trị: ích khí dưỡng huyết, thông lợi sữa.

Chú ý: Món trên thích hợp với phụ nữ khí huyết hư nhược, thiếu sữa.

3. Những điều cần ghi nhớ

Để đề phòng sau khi sinh thiếu sữa, cần chú ý mấy điều sau đây:

(1). Khẩu vị ăn không nên quá nhạt. Nhiều phụ nữ trong khi mang thai không ăn rau, chỉ ăn

cơm và trứng, ăn quá nhạt, khiến mất cân bằng dinh dưỡng. Thực ra, phụ nữ có thai hàng ngày

cần ăn uống đầy đủ lượng vitamin và vi sinh tố, cần ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều

hàm lượng vi chất sắt, đồng, kẽm, iốt, magiê, phốt pho, mangan v.v…

(2). Phụ nữ có thai không nên ăn kiêng. Thực ra, sau khi sinh cần ăn uống thực phẩm có đầy

đủ chất dinh dưỡng, đa dạng, chỉ ăn một hoặc hai loại thức ăn không những không đáp ứng đầy

đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, mà còn không có lợi cho việc tiết sữa.

(3). Sau khi sinh nên thường xuyên ăn canh gà, canh xương, canh chân giò và canh cá sẽ có

lợi cho việc tiết sữa, nhưng đồng thời cũng cần ăn nhiều thịt, vì chất dinh dưỡng có trong thịt

nhiều hơn chất dinh dưỡng trong canh rất nhiều.

(4). Không nên ăn quá nhiều trứng gà. Từ góc độ hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể mà

nói, sản phụ mỗi ngày chỉ ăn hai đến ba quả trứng, nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho tiêu hoá.

IV. Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là để chỉ hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, kỳ kinh,

lượng kinh, màu kinh, chất lượng kinh v.v… Đây là hiện tượng thường thấy ở chị em phụ nữ.
Biểu hiện lâm sàng thường thấy chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi như kỳ kinh không đều, kinh
sớm, kinh muộn không định kỳ, kinh quá nhiều, kinh quá ít, kết hợp với sự thay đổi của màu
sắc, chất lượng kinh để phán đoán. Sự thay đổi của kỳ kinh, lượng máu kinh biểu hiện lâm sàng
thường thấy cả hai, ví dụ như kinh đến sớm thường đi kèm với lượng máu kinh nhiều, kỳ kinh
đến muộn thường thấy đi kèm với lượng máu kinh ít. Một số trường hợp ít thấy ở một số
người là kinh đến sớm đi kèm với lượng máu kinh ít, hoặc kinh muộn mà lượng máu kinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.