(5). Trà đương quy
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 6 gam đương quy, 2 gam xuyên khung, cho vào
nước nóng ngâm sau 20 phút thì uống như uống trà.
Công dụng chữa trị: Bổ huyết điều kinh, hoạt khí chống đau bụng kinh.
Chú ý: Loại trà trên có thể điều trị chứng thống kinh do khí huyết hư tổn. Có thể dùng nhiều
để bổ khí hoạt huyết, thích hợp với chứng thống kinh kéo dài, người có thể chất hư nhược.
Biểu hiện lâm sàng thể hiện ở chỗ trong hoặc sau khi hành kinh, bụng dưới thường đau lâm
râm, thậm chí có khi là cảm giác đau quặn bụng dưới, muốn nghỉ ngơi, khi nghỉ ngơi hiện
tượng đau có giảm, nhạt miệng, mạch yếu.
(6). Trà nguyệt quế hoa
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam nguyệt quế hoa; 1,5 gam hồng trà, 25 gam
đường đỏ. Trước khi kinh đến 3-4 ngày có thể làm loại trà này để uống, bằng cách hãm vào
nước sôi uống như trà, uống liền trong khoảng 1 tuần.
Công dụng chữa trị: Tốt cho gan giải nhiệt, điều kinh, giảm đau bụng kinh.
Chú ý: Loại trà này thích hợp với người khí huyết tích tụ, thường xuyên đau bụng trước khi
kỳ kinh diễn ra, đau trực tràng, kinh nguyệt sẫm màu, chu kỳ kinh rối loạn, thêm vào đó là hiện
tượng vú căng tức, tức ngực khó chịu, mạch huyền hoặc trong kỳ kinh bụng hơi trướng đau,
lượng hành kinh ít.
(7). Trà hoa hồng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam hoa hồng, đem ngâm vào nước sôi uống
như trà.
Công dụng chữa trị: Hành khí, hoà khí.
Chú ý: Cuốn “Bản thảo chính nghĩa” viết: “Hoa hồng là loại hoa có mùi thơm đậm nhất,
thanh mà không đục, hoà mà không mạnh, tốt gan dạ dày, hành khí hoạt huyết, khơi thông kinh
lạc”. Nó dùng thích hợp nhất với những người bị thống kinh do máu kinh màu tím sẫm, vón
cục.
(8). Trà gừng tươi đường đỏ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam gừng tươi thái lát, 15 gam sơn tra, cho vào
ngâm trong nước nóng trong 15 phút, sau đó cho thêm 15 gam đường đỏ, làm thành trà để
uống, mỗi ngày làm uống 1 lần.
Công dụng chữa trị: Ôn kinh tán hàn, chống đau bụng kinh.
Chú ý: Loại trà này thích hợp với người bụng dưới lạnh, máu kinh tối đỏ hoặc vón cục, lưỡi
trắng, mạch trầm và gấp.