Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón là do bệnh biến của đường ruột, toàn thân hoặc các
chứng bệnh của hệ thống thần kinh, trong đó hội chứng tổng hợp kích thích bên trong dạ dày là
một nguyên nhân thường thấy nhất. Số lần đi đại tiện ít là đặc tính của táo bón. Thường xuyên
uống một loại thuốc nào đó cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón, ví dụ như thuốc giảm đau,
thuốc giãn cơ, thuốc chống ngất, thuốc chống stress, thuốc disease drug resistance, thuốc
kháng kiềm mật, các chế phẩm nha phiến, các loại thuốc giảm huyết áp, các loại chất chống
axit có chứa canxi, nhôm, bít mút (ký hiệu là Bi) và các loại thuốc lợi tiểu v.v…
Biểu hiện của chứng táo bón thường thể hiện ở hai điểm sau:
Thứ nhất là táo bón cấp tính đa số thường do đường ruột bị tắc nghẽn, đường ruột tê liệt,
bệnh viêm niêm mạc đường ruột cấp tính, tim xung huyết cấp tính, đau hậu môn cấp tính v.v…
dẫn đến, chủ yếu biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng nguyên phát.
Thứ hai là táo bón mãn tính, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, nhưng những người
tinh thần quá mẫn cảm, có thể cảm thấy những triệu chứng về đường ruột thông qua biểu hiện
ăn ít đi, miệng đắng, trướng bụng, nóng bụng, chứng đau bụng phát tác, đánh trung tiện v.v…
Ngoài ra còn kèm theo đau đầu, váng đầu, mất sức, và tinh thần suy nhược. Việc phát sinh triệu
chứng bệnh có mối quan hệ lớn tới chức năng nhu động ruột, đồng thời cũng có mối quan hệ
chặt chẽ đến yếu tố tinh thần. Do phân khô cứng hoặc kiểu phân dê, người bệnh sẽ cảm thấy
đau vùng kinh mạch phía dưới, cảm giác khi đại tiện rất đau đớn, khó chịu.
1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Trà có tác dụng giúp tiêu hoá các chất mỡ béo rất tốt. Trong cuốn “Những ghi chép về thảo
dược” thời Đường có viết chức năng của trà là “nếu dùng lâu ngày có tác dụng làm cho người ta
gầy đi”. Người vùng dân tộc thiểu số của biên giới Trung Quốc có câu “một ngày không thể
không uống trà”. Lý do là do lá trà có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hoá và giảm chất
béo, đến ngày nay đã có một cụm từ để chỉ về chức năng này của trà, đó là “giảm béo”. Điều này
là do trong lá trà có chất cafein có thể nâng cao sự tiết dịch bài tiết của dạ dày, có thể hỗ trợ
tiêu hoá, nâng cao khả năng phân giải chất béo. Cho nên, câu nói “uống trà lâu ngày sẽ thành
người gầy” cũng có nguồn gốc từ đây.
2. Các loại trà nên sử dụng
(1). Trà vừng mật ong
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc : Lấy 3 - 5 gam hạt vừng, mật ong đủ dùng. Cho các
loại nguyên liệu trên vào sao thơm rồi tán thành bột, mỗi lần dùng từ 3 - 5 gam, thêm lượng
mật ong vừa đủ, rồi cho nước sôi vào, mỗi ngày 1 lần.
Công dụng chữa trị: Nhuận táo, thông ruột.
Chú ý: Loại trà trên chủ trị chứng táo bón, kiết lỵ xong rồi lại táo bón gặp ở người già, trẻ
nhỏ và phụ nữ có thai.
Theo cuốn “Dược tính luận”, hạt vừng còn có nhiều tên gọi khác nhau, nó là một loại cây