Chú ý: Phương thuốc này chủ trị tì vị bị lạnh, màng phổi không tốt, tim và bụng bị đau, nôn
ọe, ợ chua, chán ăn.
(5). Trà thuật quế
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Thương thuật 6 gam; ma hoàng, thần khúc đã sao,
vỏ quýt, phục linh trắng, trạch tả mỗi loại 3 gam; cành quế, bán hạ, nhân thảo đậu khấu, chư
linh mỗi loại 1,5 gam, hoàng thị 0,9 gam, cam thảo đã nướng 0,6 gam, hạnh nhân 10 quả. Đem
những vị thuốc trên làm thành thang thuốc. Dùng 300 ml nước, cho thêm 5 miếng gừng vào,
đun cho đến khi nước còn 150 ml, bỏ cặn, uống nóng khi đói.
Công dụng chữa trị: Bổ tì hỗ trợ tiêu hóa, làm mát chữa đau.
Chú ý: Phương trà này có tác dụng điều trị hàn ẩm, cơ thể mỏi mệt, dạ dày hay đau về tối,
sắc mặt vàng vọt.
3. Những điều cần ghi nhớ
Đau dạ dày, còn gọi là đau ổ dạ dày do khí độc bên ngoài, thức ăn bên trong không tốt và
chức năng của tạng phủ bị mất dẫn đến khí bị ứ, dạ dày bị mất đi chất dinh dưỡng, trên đây là
những triệu chứng đau khoang bụng mà dẫn tới bệnh trên. Những nguyên nhân dưới đây tạo
thành chứng đau dạ dày:
(1). Khí lạnh độc bên ngoài khiến bụng lạnh, từ đó ảnh hưởng đến dạ dày, khí lạnh vào vết
thương khiến khí bị ứ đọng, khí dạ dày không lưu thông được tạo ra hiện tượng đau.
(2). Khi dạ dày bị đau ăn uống không kiêng kị, ăn vội vàng, ảnh hưởng đến tì vị, thức ăn bị ứ
đọng, làm khí cũng bị ngăn trở, khí ở dạ dày mất đi mà sinh ra đau.
(3). Khí gan bị ảnh hưởng đến dạ dày mà tạo ra tâm tính nóng nảy, tâm lí không ổn định,
gan không còn thông, khí bị ngăn trở, dạ dày mất đi sự điều tiết mà tạo nên chứng đau dạ dày.
(4). Tì vị bị yếu, thể chất không tốt hoặc làm việc quá sức, hoặc ăn uống không đúng cách,
hoặc đau tì vị trong một thời gian dài khiến chúng bị ảnh hưởng, hoặc thận âm không đủ, mất
đi sự ấm nóng đều khiến tì vị bị lạnh khiến dạ dày mất đi tính dưỡng ấm và gây đau.
Để phòng tránh bệnh đau dạ dày cần phải: Đối với người bệnh bị đau khoang dạ dày cần
chú ý đến việc điều tiết tinh thần và ăn uống, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tính cách cởi mở,
làm việc điều độ, tránh ăn uống vội vàng hoặc ăn uống không điều độ, lúc ăn ít lúc ăn nhiều,
nên ăn nhưng đồ thanh đạm dễ tiêu hóa có thể làm giảm chứng đau dạ dày hoặc giảm sự phát
tác của đau dạ dày, từ đó có thể phòng tránh được bệnh đau dạ dày.
IV. Táo bón
Táo bón là để chỉ hiện tượng số lần bài tiết ít, mỗi 2-3 ngày hoặc lâu hơn mới đại tiện một
lần, không có tính quy luật, phân cứng, thường kèm theo cảm giác khó khăn khi đại tiện. Đây là
một triệu chứng lâm sàng thường thấy. Táo bón có thể chia thành táo bón cấp tính và táo bón
mãn tính. Bệnh táo bón này thường gặp nhiều ở người cao tuổi.