UỐNG TRÀ TRỊ BÁCH BỆNH - Trang 81

thay trà.

Công dụng chữa trị: Sinh nhiệt, trị khát, hạ đường, dưỡng âm.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.

3. Những điều cần ghi nhớ

Các nguyên nhân nguy hiểm gây ra bệnh tiểu đường là rất nhiều, ví dụ di truyền trong gia

đình, thói quen ăn uống không tốt, hoạt động thể chất quá ít, béo phì, uống rượu nhiều, tinh
thần căng thẳng v.v… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Nhưng khống chế
bệnh béo phì là một điểm mấu chốt trong phòng ngừa bệnh tiểu đường, cần tích cực mở rộng
việc phòng ngừa bệnh tiểu đường này, cần tuyên truyền cho toàn dân biết được các nguyên
nhân dẫn đến bệnh, nâng cao ý thực tự giác của cộng đồng, kịp thời khống chế các nguyên nhân
gây bệnh, dần dần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường này.

Trong cuộc sống, muốn phòng ngừa bệnh tiểu đường, cần chú ý mấy điểm sau đây: Thứ

nhất là thông qua vận động và ăn uống để giảm béo trong thực tế, đặc biệt là phải chủ ý vấn đề
béo bụng, vì giảm béo bụng là rất hữu hiệu trong việc giảm đường. Thứ hai là phải khống chế
được bệnh cao huyết áp, căn bệnh này có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với bệnh tiểu đường.
Thứ ba là định kỳ tiến hành kiểm tra đường trong máu: nếu bị béo hoặc cân nặng tăng nhanh,
huyết áp hoặc mỡ máu có hơi cao một chút, người có tiền sử người trong cùng gia đình bị mắc
tiểu đường… là những người có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao. Sau 30 tuổi chúng ta nên kiểm
tra lượng đường trong máu 3 năm 1 lần. Những người bình thường sau 45 tuổi, cứ mỗi 3 năm
nên kiểm tra đường trong máu 1 lần. Như vậy, có thể phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán sớm, điều
trị sớm, thậm chí có thể giúp những người có nguy cơ mắc bệnh cao sẽ tránh được mắc căn
bệnh này.

IV. Bệnh suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là một loại bệnh gây trở ngại cho thần kinh, cũng là một loại bệnh

thần kinh ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân không có thay đổi gì về khí chất, chỉ thường xuyên mất
ngủ, trí lực không tốt, tinh thần có sự xáo trộn… không thể làm chủ được những trạng thái tâm
thần của bản thân. Thường thường, những bệnh nhân khi mắc bệnh suy nhược thần kinh đều
phải trải qua một thời gian dài trước đó thần kinh căng thẳng và những áp lực về tinh thần,
như học sinh lo lắng thi không tốt, quan hệ vợ chồng, mẹ chồng – nàng dâu căng thẳng, môi
trường sống của từng cá nhân, nhịp sống rối loạn, đều có thể dẫn đến chứng suy nhược thần
kinh.

Nhưng bệnh nhân mắc bệnh suy nhược thần kinh không có những rối loạn về hành vi một

cách nghiêm trọng, đây là điểm khác biệt rõ rệt nhất để phân biệt bệnh nhân suy nhược thần
kinh với bệnh nhân thần kinh (bệnh điên). Biểu hiện chủ yếu của bệnh là tinh thần dễ phấn
khích và trí lực dễ bị suy yếu, tâm trạng buồn bực, khó ngủ. Có một số bệnh nhân còn có biểu
hiện đau đầu, váng đầu, hoa mắt, ù tai, hết hơi, liệt dương, xuất tinh sớm hoặc kinh nguyệt rối
loạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.