Khi vòi phun bọt trong tay chiến sĩ cứu hỏa trở nên ít đi, dãy nhà xưởng
của Hữu Ngư liền kề với xưởng Kì Cường bốc khói đen, đội cứu hỏa của
nhà máy dệt kịp thời tăng viện, vòi phun nhiều hơn, ngọn lửa bị dập xuống.
Lúc ấy Tiểu Mãn đang trong xưởng của Hữu Ngư chỉ huy công nhân
chuyển vật tư rất an toàn, cuối cùng anh phát hiện một đống vải vụn, vải
thừa không có cách nào chuyển ra nổi. Anh mở vòi cứu hỏa tiếp với thùng
nước, định tưới ướt đống vải thừa dễ cháy này. Tưới đến thùng nước thứ
hai thì đống vải bốc cháy, khói đen có khí độc ập đến, anh cảm thấy choáng
váng, ngạt thở, vội cởi áo nhúng nước để đề phòng.
Cái áo ướt chưa kịp trùm lên mặt thì anh đã ngã xuống…
Một chiến sĩ cứu hỏa mặc áo cứu hỏa cách nhiệt, đầu đội mũ phòng độc
lao vào cứu Tiểu Mãn. Nếu không có đội cứu hỏa chuyên nghiệp tăng viện
sẽ không khống chế nổi ngọn lửa, trang bị của trung đội cứu hỏa đặc biệt
dù có tốt đến đâu mà không có cách nào vào giữa đám cháy, e rằng Tiểu
Mãn đã chết trong biển lửa.
Tận trưa hôm sau Hữu Ngư mới biết chuyện hỏa hoạn. Người của ban
quản lý gọi điện cho anh lúc anh đang ở chiếu bạc, đang thua thì có điện
thoại. Chơi xong bài anh đi tắm hơi, tắm xong anh ngủ một giấc đến tận
trưa. Mở điện thoại di động ra mới biết có hỏa hoạn, anh cuống vội mặc trái
áo hoảng hốt chạy về Trung tâm thời trang.
Bãi đỗ xe của Cát Hồng sau trận hỏa hoạn trở thành “trại tị nạn” của
công nhân các xưởng may, ban chỉ huy xử lý sau hỏa hoạn, trung tâm thông
tin của các ông chủ xưởng may vẫn đang bàng hoàng sợ hãi.
Hữu Ngư cảm thấy vô cùng may mắn, xưởng may Kì Cường bị thiêu
sạch, xưởng may của anh tuy có mấy gian bị cháy nhưng tổn thất không
lớn. Anh biết rất may có Tiểu Mãn cứu giúp, nếu không thì không biết hậu
quả ra sao.
III. TAN CUỘC
1