giống nhau mà thôi.
Nhưng trước cấp dưới Hồ Bằng, ông Mâu vẫn làm ra vẻ cứng rắn, quyết
không thỏa hiệp. “Tôi đâu vì trượt có mỗi một lần bình bầu dân chủ mà
phải từ bỏ nguyên tắc, nhập hội với họ. Tôi chỉ ngồi bàn về đạo lý, bàn về
mạt chược mà không đánh mạt chược”.
Bình thường ông Mâu chỉ đọc những sách linh tinh, có hiểu biết về mạt
chược. Ông ra sức cổ vũ cho văn hoá mạt chược, để mọi người hiểu mạt
chược là tập đại thành của nhiều trò chơi thời cổ đại, có đôi có cặp, là sản
phẩm kết hợp giữa xúc xắc, bài ngà Tuyên Hòa và bài giấy mã điêu, là văn
hóa truyền thống, không phải là thứ rác rưởi, cặn bã. Sự thay đổi biểu hiện
từ nhận thức tư tưởng đến hành động này của ông khiến ông trở nên thân
cận với một số người, họ đều nói ông Mâu đã thay đổi. Có người còn tỏ ra
nịnh bợ và tán dương ông, bảo hiểu biết về mạt chược của ông thật uyên
thâm, có thể về Đài truyền hình trung ương để mở diễn đàn mạt chược,
chắc chắn sẽ có rất nhiều người xem. Nên nhớ, ở Trung Quốc có biết bao
nhiêu người chơi mạt chược.
Cậu Cư trong đám lái xe được ông Mâu để tâm chỉ bảo, đã kiếm được
tiền trên bàn mạt chược một cách dễ dàng.
Tối hôm ấy cậu Cư thua đến đồng tiền cuối cùng, trong lúc nôn nóng đã
văng tục, hỏi những người cùng chơi ai đã phát minh ra mạt chược?
Không ai biết. Cư lên giọng khinh miệt: “Là do Trần Ngư Môn, người
Dũng Thượng, thời Hàm Phong, nhà Thanh, phát minh”.
Tiếp theo, cậu ta như tiêm nhiễm tiên khí của Trần Ngư Môn, bắt được
quân bài đẹp, rất đắc ý, nói: “Dũng Thượng ở đâu, có ai biết không?” -
Không ai biết. Cậu đẩy quân bài ù ra giữa bàn: “Dũng Thượng là Ninh Ba
bây giờ. Đánh mạt chược mà không biết tổ tông mạt chược, thật kém tài”.
Người ngồi quanh bàn cùng chơi ai cũng tức. Cậu ta ù không lớn, thế mà
lúc tính sổ mặt ai cũng tái xanh tái xám.
Từ đấy về sau Cư chơi bài hễ nhắc đến Trần Ngư Môn lại ù mấy ván lớn,
lần nào thử cũng đúng như vậy. Trong hội chơi có người học cậu ta nhưng