Tháng ba cuối mùa xuân, miền Giang Nam cỏ non mơn mởn, cây cối đâm
chồi, muôn hoa khoe sắc, chim hót líu lo. Từ xưa đến nay mùa xuân Giang
Nam vẫn thế, không biết bao nhiêu kẻ tao nhân mặc khách còn ngơ ngẩn,
huống chi là một chàng thanh niên lần đầu tiên đến Giang Nam, giữa tiết
trời “mưa phùn chưa đủ ướt áo ai, gióthổi cành dương chẳng rét người”,
chàng ta đương nhiên càng mê mẩn.
Chàng trai ấy tuổi khoảng đôi mươi, khuôn mặt non nớt, tánh vẫn còn như
đứa trẻ, lúc này chàng đang đứng trên sườn đồi đưa mắt nhìn xung quanh,
huơ chân múa tay kêu lên rằng: “Khi lão gia còn ở Tát Ca, ngày nào cũng
muốn về nhà, té ra Giang Nam là nơi đẹp thế này, Giang Nam thật đẹp!”
Một lũ trẻ kẻo rồng rắn phía sau chàng, một đứa chợt bắt nhịp cho cả bọn
hát rằng: “Không biết xấu hổ, không biết xấu hổ, mèo khen mèo đài đuôi!”
Chàng trai giả vờ tức giận kêu lên: “Sao các người lại bảo ta là mèo?” Lũ
trẻ kêu lên: “Chẳng phải huynh đang tự khen mình hay sao? Rõ ràng huynh
bảo Giang Nam thật đẹp, Giang Nam thật đẹp, chẳng phải mèo khen mèo
dài đuôi là gì?” Chàng trai cười lớn nói: “Ý ta muốn nói miền Giang Nam
thật đẹp, nhưng Giang Nam ta đây cũng đâu phải xấu!” Té ra chàng trai ấy
vốn tên là Giang Nam. Chàng là thư đồng của Trần Thiên Vũ, con trai của
Tuyên úy sử Trần Định Cơ ở Tát Ca miền Tây Tạng. Trần Định Cơ bị biếm
đến Tây Tạng đã hơn mười năm, sau đó vì có công lớn, lại được một người
bà con làm quan trong trí t cầu xin nhà vua, ông ta mới về kinh làm lại chức
Ngự sử, nhưng Trần Định Cơ thấy quan trường đen tối, về kinh được hai
năm thì cáo lão hồi hương. Quê ông là một ngôi làng nhỏ có tên Mộc Độc
cách Tô Châu năm sáu mươi dặm, mặt quay về phía Thái Hồ, phong cảnh
rất đẹp. Lần đó vì Giang Nam có công đem thư vào kinh cho chủ nhân,
Trần Định Cơ nhận chàng làm nghĩa tử.
Chàng xuất thân là một thư đồng, cho nên chẳng hề phách lối, chưa đầy hai
tháng mà đã rất thân thiết với lũ trẻ quê này.
Lúc này Giang Nam vừa cười vừa phát kẹo cho lũ trẻ hỏi: “Thế nào, Giang
Nam ta đây cũng không tệ chứ?” lũ trẻ không trêu chàng nữa, khen rằng:
Giang Nam thật tốt Giang Nam thật tốt!” Giang Nam chợt hỏi: “Này, trong