tầng thứ chín, bởi vì tuy Kim Thế Di có thể chống đỡ được Tu la âm sát
công nhưng cứ mỗi khi tiếp chưởng thì hơi kém hơn.
Kim Thế Di ứng phó với Tu la âm sát công tuy hơi đuối sức, nhưng Mạnh
Thần Thông dùng Tu la âm sát công đến tầng thứ chín cũng rất hao phí
chân lực, không thể đánh chưởng này đến chưởng khác cho nên Kim Thế
Di vẫn có thể chống đỡ nổi.
Kim Thế Di một mình đại chiến với Mạnh Thần Thông, những người khác
không xen tay vào được, nhưng hai bên cũng đã đứng bên bờ sông Ngự Hà
triển khai hỗn chiến! Khấu Phương Cao coi trọng nhất là chưởng môn của
phái Mang Sơn. Trong đám tù binh bà ta có thân phận cao nhất, nhà vua lại
có ý đích thân thẩm vấn, bởi vậy không thể để cho bà ta chạy thoát. Y liếc
mắt nhìn chỉ thấy Tào Cẩm Nhi được một hán tử cõng trên lưng, tựa như đã
bị thương, trong lòng cả mừng, chẳng màng đến những tù binh khác, thế là
nhảy bổ về hán tử ấy.
Khấu Phương Cao là đại nội tổng quản, võ công quả thật kinh người, đám
tù binh bị Tây Môn Mục Dã bắt chỉ có vai trò hàng số hai trong các phái,
nào có thể chốngtrả nổi, may mà mục tiêu của y chỉ có một mình Tào Cẩm
Nhi, dù như thế cũng có hai đệ tử phái Hoa Sơn, một đệ tử phái Thanh
Thành bị y ném bị thương bằng Thôi bi thủ. Trong chớp mắt, Khấu Phương
Cao đã nhảy bổ đến sau lưng hán tử, hán tử này chính là Lư Đạo Lân, y
nghe tiếng gió ở sau lưng thì không cần quay đầu lại cũng biết có kẻ địch
đuổi theo, tay trái cầm thiết tỳ bà lập tức bổ ra sau.
Trong cây thiết tỳ bà có chứa ám khí, y vừa ấn tay vào thì ba mảnh thấu cốt
đinh bay ra. Khấu Phương Cao lạnh lùng cười, búng ngón giữa, chỉ nghe
hai tiếng tách tách vang lên, hai mảnh thấu cốt đinh đã bật ra, nhưng vì
khoảng cách quá gần, lực đạo của ám khí lại quá mạnh, Khấu Phương Cao
búng xong hai mảnh thấu cốt đinh thì ngón tay cũng cảm thấy đau đớn, bởi
vậy khi búng đến mảnh thấu cốt đinh thứ ba thì chỉ có thể làm cho nó lệch