VẬN HÀNH TINH GỌN - Trang 107

Có hai vấn đề thường xảy ra ở quá trình này. Một là đội dự án khởi nghiệp
sẽ nản lòng trước những bài học tiêu cực hoặc không mấy liên quan ban đầu,
hoặc là chuyển đổi quá sớm hoặc từ bỏ tiến hành thêm thí nghiệm. Vấn đề
còn lại thì ngược lại hoàn toàn. Ở đây, các dự án khởi nghiệp quá sức lạc
quan từ bài học tích cực ban đầu mà nhiều khả năng sẽ bị mắc kẹt sau đó.

Cột mốc quan trọng đầu tiên của một dự án khởi nghiệp là đạt được điểm
hòa hợp sản phẩm/thị trường. Đây không chỉ là cách xây dựng sản phẩm
“phù hợp” mà còn là làm sao xây dựng một mô hình kinh doanh có thể mở
rộng quy mô vận hành hiệu quả.

Bạn không đủ sức để mù quáng đi theo một quy trình (kể cả quy trình này)
hoặc chạy thử nghiệm vu vơ chỉ vì mục đích học hỏi. Thay vào đó, bạn cần
phải bắt đầu với một cái đích trong đầu và thận trọng sắp xếp các thí nghiệm
thành các “vòng lặp theo từng giai đoạn” để bài học bạn thu được tăng tiến
dần.

Hãy tối đa hóa các bài học (về phần rủi ro nhất) trên đơn vị thời gian

Điểm xuất phát là một Mô hình Tinh gọn hoàn chỉnh, trên đó trình bày kế
hoạch mà bạn tin rằng sẽ hiệu quả. Sau đó bạn chạy một cách có phương
pháp các thí nghiệm theo từng giai đoạn, cho phép bạn xem xét từng mục
của mô hình.

Mô hình kinh doanh của bạn không phải là tấm bia phóng tiêu

Ở phần trước, tôi đã chỉ ra ba rủi ro ban đầu trên Mô hình Tinh gọn, đó là
Vấn đề, Kênh khách hàng và Dòng doanh thu.

Mặc dù ba rủi ro ban đầu này đóng vai trò như một chẩn đoán nhanh giúp
xác định mô hình cần ưu tiên, nhưng bạn sẽ xử lý chúng một cách có hệ
thống theo các giai đoạn như sau (xem Hình 5-4).

Giai đoạn 1: Hiểu vấn đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.