Mặc dù các chiến thuật này giúp ta nhanh chóng đo lường sức cộng hưởng
vấn đề với khách hàng, nhưng bạn vẫn cần phải lôi kéo khách hàng tích cực
hơn để hiểu rõ những vấn đề mà họ phải đối mặt – đặc biệt là họ đã giải
quyết các vấn đề ấy chưa, nếu có thì bằng cách nào. Việc này có thể thực
hiện thông qua các kỹ thuật quan sát không chính thức như những kỹ thuật
được sử dụng trong phương pháp luận “Tư duy Thiết kế” và “Thiết kế
hướng người dùng” và/hoặc các kỹ thuật phỏng vấn khách hàng có cấu trúc.
Khi có một ý tưởng sản phẩm mới, tôi thường thích bắt đầu với một số hoặc
tất cả các kỹ thuật kiểm tra/quan sát không chính thức ở trên để nhanh chóng
đánh giá phản ứng của khách hàng và tiếp nối bằng một kịch bản Phỏng vấn
Khách hàng câu hỏi có cấu trúc hơn, như sẽ đề cập ở phần tiếp theo.
Nếu bạn muốn tìm đọc thêm về những kỹ thuật quan sát khách hàng và
phỏng vấn này, tôi khuyên bạn nên tìm đọc:
The Four Steps to Epiphany (tạm dịch: Bốn bước tiến tới đỉnh vinh
quang) của Steve Blank (http://cafepress.com/kandsranch)
Rapid Contextual Design (tạm dịch: Thiết kế bối cảnh nhanh) của
Karen Holtzbaltt, Jessamyn Wendell, và Shelley Wood (Morgan
Kaufmann)
Human-Centered Design Toolkit (tạm dịch: Bộ công cụ thiết kế tập
trung vào con người) của IDEO (ideo.com)
Nghiên cứu tình huống
Hiểu vấn đề thông qua quan sát
Sau khi ra mắt ấn bản đầu tiên của Vận hành tinh gọn, tôi dành 2 tiếng một
tuần tiếp bạn đọc để họ có thể trò chuyện 30 phút miễn phí với tôi, trong
những cuộc trò chuyện đó, họ có thể hỏi tôi bất kỳ câu hỏi nào về dự án khởi
nghiệp của họ. Mục đích của những cuộc gọi này không phải là đưa ra giải