Đặt câu hỏi cụ thể
Tôi đặt ra các câu hỏi sau:
Họ coi đâu là khía cạnh rủi ro nhất của kế hoạch này?
Họ đã từng vượt qua những rủi ro tương tự chưa? Bằng cách nào?
Họ sẽ kiểm tra những rủi ro này như thế nào?
Tôi nên nói chuyện với những người nào khác nữa?
Cẩn thận với “nghịch lý cố vấn”
Tương tự các cuộc phỏng vấn khách hàng không nhắm đến việc hỏi khách
hàng muốn gì, những cuộc phỏng vấn này cũng không nhắm đến việc hỏi
các chuyên gia xem ta phải làm gì.
Nghịch lý cố vấn: Hãy thuê các cố vấn để nhận được những lời khuyên hay,
nhưng đừng bê nguyên, mà hãy áp dụng linh hoạt lời khuyên đó.
— Venture Hacks
Mấu chốt là không coi phản hồi này như “phán quyết” hay “sự chứng thực”,
mà thay vào đó là một phương tiện để nhận diện và xác định rủi ro cần ưu
tiên.
Nhiệm vụ của bạn vẫn là làm chủ mô hình kinh doanh. Nhưng bởi vì bạn
không có tất cả các câu trả lời, nên bạn cần xây dựng dự án khởi nghiệp của
mình thông qua một loạt các cuộc trao đổi – với các cố vấn, khách hàng, nhà
đầu tư và thậm chí cả đối thủ cạnh tranh.
Thành công sẽ mở ra từ những cuộc đối thoại này, và với tư cách một doanh
nhân khởi nghiệp, nhiệm vụ của bạn là tổng hợp nó thành một thể nhất quán.
Chiêu mộ những cố vấn có tầm nhìn xa trông rộng