VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 107

H.2.14. Hình người búi tóc trên trống đồng Đông Sơn [Tưởng Bính Chiêu.. 1998: 348-350]

Tác giả Mông Văn Thông [1983] thì phân loại rằng đa phần người Việt vùng

Lĩnh Nam thắt túi tóc, còn vùng Dương Tử, Mân Việt thì thiên về cắt tóc. Song
qua kết quả khảo cổ học ở cả hai khu vực cho thấy dường như cả hai tục đều
tồn tại song hành ở Lĩnh Nam. Gần đây có thêm lối giải thích người Việt sau
khi cắt tóc một thời gian, tóc bắt đầu dài ra nên có thêm cách búi tóc thành
nhiều kiểu khác nhau [Từ Hằng Bân: 1982], song cũng có tranh cãi rằng cắt
tóc là một kiểu phong cách bởi các vua Vu Việt xưa trong mọi trường hợp đều
cắt tóc chứ không búi tóc.

Cùng được nhắc với tục cắt tóc là tục xăm mình. Nhiều bộ sách ghi chép các

phong tục lạ phương Nam đều có miêu tả phong tục này, như cuốn Sơn Hải
Kinh
(Hải Nội Nam Kinh) viết về dân tục Châu Nhai và Đạm Nhĩ (Hải Nam).
Người Lê (Hải Nam), người Cao Sơn (Đài Loan) một số tộc người ở Đông
Nam Á nay vẫn còn duy trì tục xăm mình. Quốc hiệu Văn Lang (

文郎) ở Việt

Nam xưa được cho là bắt nguồn từ tục xăm mình (xem chương 3). Maarten
Hesselt van Dinter [2005: 71] cho nước Văn Lang cổ là ”the land of tattooing
people”
(vùng đất của những người xăm mình), còn cuốn Đới Ký gọi là “nước
Điêu Đề”, tức nước của những người vẽ hoa văn lên mặt.

Nhuộm răng đen, nhổ răng cũng từng là các tập tục dân gian ở một số địa

phương. Cuốn Sở Từ (Chiêu Hồn) cũng viết “.. phương Nam không bỏ được
tục xăm mình nhuộm răng đen..”. Tục nhuộm răng đen của người Việt cổ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.