Nam (âm) là phong cách cao nhã..
”. Điều này cho thấy người xưa sớm đã
phân biệt hai phong cách nghệ thuật bắc, nam. Cuốn Quảng Đông Tân Ngữ có
ghi “Việt tục hiếu ca (
越俗好歌)”, phản ánh đúng thực tế phong cách nghệ
thuật ca hát người Việt và hậu duệ người Việt. Xét riêng trong văn hóa Trung
Hoa, phong cách “Việt ca” Lĩnh Nam xếp cùng đẳng cấp với các phong cách
Hoàng Hà, Dương Tử [Phùng Minh Dương 2006: 5].
Nói về thói quen ưa ca hát vùng Lĩnh Nam, cuốn Giao Châu Ký viết
“(Người Việt) thích đánh trống, gảy đàn, thường là ca hát ngoài đồng, có lúc
thì cưỡi trâu hát xướng, có lúc tụ tập ca hát dưới trăng..”. Ngoài ra, cuốn Nam
Việt Bút Ký có chép “người Việt Lĩnh Nam thích ca hát, chỉ cần có sự kiện nào
đó mang tính may mắn một chút là ca hát”. Các họa tiết hoa văn trống đồng
một lần nữa làm minh chứng sống động nhất cho các đánh giá này (hình 2.24-
25). Theo Phùng Minh Dương [2006: 66-67], có thể bộ múa Huyền Vũ ra đời
từ tục thờ chim của người Việt từ Dương Tử đến Lĩnh Nam, còn bộ Kích
Nhưỡng Ca (
击壤歌) gắn liền với dân ca Việt cổ vùng Ngô Việt và Mân-Đài.
Nhạc cụ Bách Việt cổ về cơ bản có thể chia ra ba loại chính, gồm các loại
trống (bộ gõ), các loại sáo (kèn – bộ hơi) và các loại đàn (bộ dây), trong đó
quan trọng hơn là bộ gõ, được dùng để truyền tin hay tạo ra sự hưng phấn được
hút vào sinh hoạt cộng đồng như nhảy múa, ca hát. Giới khảo cổ tìm thấy
nhiều loại chuông, khánh, trống (nhất là trống đồng Lĩnh Nam), thuần vu, câu
địch, khèn (đặc biệt là khèn bầu, như trên trống Ngọc Lũ I, Sông Đà hoặc các
di vật còn sót lại trong các khu mộ táng Đông Sơn) v.v.. Nhiều loại nhạc cụ
phát triển nhiều cung âm khác nhau, chẳng hạn chiếc trống đồng có thể có đến
4 cung âm là la, si, do, re. Cuốn Lĩnh Biểu Lục Dị từng miêu tả “khèn bầu của
người Giao Chỉ là quả bầu không cuống, cắm 13 ống vào, trên đầu có gắn 13
miếng đồng mỏng, làm lưỡi gà để thổi..”.