H.2.28. Hình người thổi khèn Đông Sơn
Nguồn: Lâm Úy Văn [2003: bìa 3]; Đoàn Nam Sinh [2002: 93]; Trần Ngọc Thêm [2001]
Tổ tiên Việt Nam từng truyền tụng ngạn ngữ “sống thì dầu đèn, chết thì kèn
trống”, kèn trống chính là nội dung âm nhạc và cả nghệ thuật của văn minh
Đông Sơn, đại diện của nghệ thuật Bách Việt vùng Lĩnh Nam [Đoàn Nam Sinh
2002: 92].
2.4. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Trong Văn hóa ứng xử, chúng tôi lại dựa vào hoàn cảnh môi trường (tự
nhiên, xã hội) để phân thành hai tiểu mục (1) Văn hóa ứng xử với môi trường
tự nhiên, tức phương diện văn hóa sản sinh qua quá trình tương tác với giới tự
nhiên (như các bình diện ăn, mặc, ở, đi lại); và (2) Văn hóa ứng xử mới môi
trường xã hội, tức phương diện giao lưu – tiếp biến văn hóa với thế giới bên
ngoài.
2.4.1. Văn hóa ẩm thực
Về phong tục ăn uống, người Bách Việt xưa có hai cách lựa chọn: (1) thức
ăn chín và (2) ăn thức ăn sống. Nhiều dụng cụ nấu nướng chuyên để nấu chín
các loại lương thực, thực phẩm (có ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên) được
khảo cổ phát hiện rộng rãi. Một số nơi có thói quen ăn sống một số loài thủy
hải sản nhỏ như cá, ốc. Chẳng hạn, một số cư dân đảo Đài Loan có tục ăn cá
sống, mắm sống (ghi trong Lâm Hải Thủy Thổ Chí). Tương tự, người Việt
Nam hiện nay tuy không quen ăn cá sống song vẫn coi mắm là một trong