Các di chỉ khảo cổ có niên đại muộn hơn như Hà Đãng (Phật Sơn, Quảng
Đông), Mã Kiều (Thượng Hải) phát hiện thêm nhiều dụng cụ săn bắt thú bằng
đá và xương thú, cho thấy dù cuộc sống nông nghiệp định cư đã trở nên phổ
biến trong cộng đồng người Việt cổ, song một bộ phận vẫn sống bám vào nghề
săn bắt.
Về gia súc, có thể kể đến lợn, chó, trâu (bò), dê, nai. Phát hiện khảo cổ tại
Lâm Tắng (Quế Lâm, Quảng Tây) cho thấy vùng Bách Việt đã thuần dưỡng
lợn từ ít nhất 7500 năm trước [Lâm Úy Văn 2003: 90]. Các di chỉ Hà Đãng
(Quảng Đông), thôn Bạch Thạch (Quảng Tây) và Hòa Bình (Việt Nam) khắp
các tiểu vùng Lĩnh Nam cho thấy người Việt cổ đã biết nuôi chó để giữ nhà,
nuôi trâu để cày cấy và nuôi dê để lấy thịt từ ít nhất 6, 7 ngàn năm trước.
Về gia cầm, chủ yếu là các loại gà, vịt, ngỗng v.v.. Cư dân Lĩnh Nam cổ đã
thuần dưỡng các loại gia cầm này từ thời đồ đá mới, như trong di chỉ khảo cổ
Đồng Đậu, Gò Mun (Việt Nam) v.v.. Dân tộc Tày ở Việt Nam vẫn lưu truyền
truyền thuyết Pú Lương Quân, có chi tiết Báo Luông và Sao Cải sau khi trồng
được nhiều lúa đã nghĩ đến việc vào rừng bắt lợn cỏ về nuôi. Cuốn Nam Việt
Chí ghi chép vùng Lỗ Thành có nhiều gà rừng tham chọi nhau, dân đem gà nhà
chọi với gà rừng đế bắt lấy. Di chỉ Gò Mun phát hiện một đoạn xương trâu đã
thuần dưỡng. Sách Ninh Vũ Ký có nói trâu vùng Cửu Chân to lớn hơn trâu
thường. Cuốn Thủy Kinh Chú cũng ghi chép sự kiện tướng Lộ Bác Đức đánh
Nam Việt, tiến quân vào đồng bằng sông Hồng, “quan lại địa phương đã dâng
100 con trâu và 1.000 hũ rượu”. Tương tự, các cuốn Ngu Hành Chí và An Nam
Chí Lược có nói tới việc thuần dưỡng voi ở đất Lĩnh Nam. Có thể thấy, vùng
Lĩnh Nam đã bước vào thời chăn nuôi tập trung, muộn nhất là từ giữa thiên
niên kỷ I trCN.
Ngoài ra, một bộ phận người Việt cổ còn đi săn các loài thú rừng như heo
rừng, voi, tê giác, linh dương v.v. làm thức ăn. Trong các di chỉ Phùng Nguyên,
Đồng Đậu, Hoa Lộc v.v. tìm thấy khá nhiều xương cốt thú rừng. Trên trống
đồng Đông Sơn có nhiều mẩu hoa văn thú, nhất là dê, hươu, nai v.v..
Ngoài thức ăn phải kể đến các loại thức uống, quan trọng nhất là trà và rượu.
Cây trà là đặc sản chung toàn miền Bách Việt nên nó sớm xuất hiện trong văn
hóa Lĩnh Nam. Trong cuốn Trà Kinh, tác giả Lục Vũ cũng khẳng định cây trà