VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 121

Tại Quảng Tây Trung Quốc, người ta cũng phát hiện khảo cổ tại Lâm Tắng,
cho thấy người Âu Việt đã biết dệt vải từ 8-9 ngàn năm trước. Trong mộ Nam
Việt Vương tại Quảng Châu tìm thấy “bao vải đay”, “bó dây thừng vải đay” và
nhiều “di vật bằng lụa” khác. Khảo cứu của Eberhard W. [1968: 270-277] cho
thấy loại vải cát bối (

吉 贝 , sớm nhất ở Lâm Ấp), vải ngô đồng ( 梧 桐 ),

vải câu mang (

勾 芒 ), vải mộc miên ( 木 棉 = vải bông) và vải làm từ vỏ

cây (

楮, chử) là đặc sản Lĩnh Nam và Vân–Quý, kết quả của tài trí tận dựng

các loại chất liệu thực vật chỉ có ở địa phương. Hơn thế, kỹ thuật dùng vỏ cây
dó của người Bách Việt được xem là tiền thân của nghề chế tạo giấy, mà sau
này người Hán ghi công phát minh cho Thái Luân đời Tây Hán [Eberhard W.
1968: 270-275].

Đặc biệt hơn, tiểu vùng Tây Lạc Việt còn có loại vải tơ chuối, được sản xuất

bằng kỹ thuật tiến bộ. Loại vải này rất phù hợp với kiểu thời tiết nóng bức của
mùa hè nên rất được ưa chuộng (ghi trong Nam Châu Dị Vật Ký, Ngô Đô Phú,
Nam Phương Thảo Mộc Trạng). Về sau kỹ thuật chế biến truyền rộng khắp
Lĩnh Nam, đến thời Đường, nó đã trở thành vật triều cống của nhiều vùng đất
như Quảng Châu, Triều Châu, Đoan Châu, Phong Châu, Hạ Châu, Tân Châu
(thuộc Quảng Đông), thậm chí lên đến tận Kiến Châu vùng Ngô-Việt (ghi
trong Nguyên Hòa Quận Huyện Chí). Vải trúc tuy chỉ là mặt hàng thứ cấp song
cũng sớm xuất hiện trong lịch sử.

Vải mộc miên và vải vỏ cây cũng là hai loại vải bình dân trong lịch sử Bách

Việt ở Lĩnh Nam. Cuốn Thái Bình Hoàn Vũ Ký thì miêu tả ở Quỳnh Châu,
Đạm Châu (đảo Hải Nam) “hậu duệ người Việt dệt vỏ cây làm vải”.
Cuốn Quảng Châu Ký có nhắc đến loại vải này ở vùng A Lâm (Quảng Tây).
Cuốn Lĩnh Nam Chích Quáicũng nói rằng người Lạc Việt xưa cũng lấy vỏ cây
dệt thành vải. Còn loại vải mộc miên có mặt ở hầu hết các vùng văn hóa Bách
Việt, từ vùng Mân Đài, vùng Nhị Hồ (theo Thượng Thư (thiên Vũ Cống); vùng
Lĩnh Nam (theo Văn Tuyểndẫn Dị Vật Chí; Ngô Lục), vùng Vân-Quý
(theo Hậu Hán Thư, Hoa Dương Quốc Chí v.v.). Ngoài mộc miên, cây ngô
đồng cũng cung cấp lượng nguyên liệu dệt vải đáng kể.

Ngoài chất liệu thực vật, cư dân trong vùng còn sử dụng lông ngỗng làm

chất liệu may mặc. Cuốn Lĩnh Nam Di Vật có chép rằng các tù trưởng các đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.