VĂN HÓA BÁCH VIỆT LĨNH NAM VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG - Trang 123

H.2.29. Hình người đội mũ mặc áo lông chim trên thạp đồng Đông Sơn [Đoàn Thị Tình 2006: 19]

H.2.30. Trâm cài bằng đồng thời Đông Sơn [Đoàn Thị Tình 2006: 19]

Với lối sống nông nghiệp lúa nước vùng khí hậu nóng, trang phục gọn nhẹ,

thoáng mát là đặc trưng quan trọng. Cách thường thấy ở Tây Lạc Việt là nam
cởi trần đóng khố, nữ mặc áo ngắn có thắt bao [Chử Văn Tần 2003: 59]. Khi
xã hội bước vào giai cấp, sự phân biệt địa vị qua trang phục bắt đầu xuất hiện.
Ảnh hưởng của văn hóa Hán đã dẫn tới một số thay đổi đáng kể, người Việt
Nam đã chuyển hẳn từ mặc váy sang mặc quần. Một số nơi ở Quảng Tây phụ
nữ Choang còn mặc áo không cổ, váy áo quấn sang trái, mặc quần ống rộng
(vết tích của chiếc váy cổ). Phụ nữ Thái ở Vân Nam còn mặc váy dài, áo ngắn
[Đoàn Nam Sinh 2002: 222].

H.2.31. Hoa văn cư dân Đông Sơn đội mũ lông chim trong cúng tế [Lăng Thuần Thanh 1979: 595]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.