phương Nam thường lấy lông ngỗng dệt làm áo ấm [Bùi Thiết 1999: 191-192].
Bên cạnh dệt, in khắc hoa văn và nhuộm màu cũng đã được người Bách Việt
áp dụng từ rất sớm (như ở các ngôi mộ cổ ở Giang Tây) [Lưu Thi Trung..
1980].
b. Phong cách phục trang
Về phong cách phục trang, cư dân Hoa Hạ mặc vạt áo quấn sang phải, người
Bách Việt cài sang trái (tả nhậm). Cuốn Sử Ký viết “Phu (Triệu Đà) cắt tóc xăm
mình, mặc áo quấn thân áo sang trái, giống như dân Âu Việt vậy”
. “Tả
nhậm” là cách phục trang chung của cư dân Bách Việt.
Người Việt vùng Lĩnh Nam, đặc biệt là Tây Lạc Việt, thường ngày vẫn mặc
áo và váy (theo Hậu Hán Thư. Đông Di Truyện), cũng giống như câu ca dao
Việt Nam: “Cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tàu thì không”.
Cổ sử Trung Hoa như Bác Vật Chí, Dị Vật Chí và Tam Tài Đồ Hội (
三才图
会, đời Minh), từng nhắc đến khái niệm “dân khoan ngực (穿胸民)”, theo khảo
cứu của Eberhard W. [1968: 360-361], đó chính là hình ảnh chiếc áo choàng
đầu kiểu poncho đặc trưng của người Việt cổ vùng Dương Tử. Theo tác giả, cư
dân Bắc Bộ Việt Nam thời Đường cũng rất chuộng loại áo này.
Ngoài các sản phẩm đồ dệt nói trên, áo lông chim cũng là một sản vật đặc
trưng Bách Việt. Các cuốn Lĩnh Biểu Kỷ Man, Xích Nhã, Việt Tây Tùng
Tải và Lĩnh Ngoại Đại Đáp có dẫn các thủ lĩnh (hoặc vua) các bộ tộc Âu Việt,
Lạc Việt và Lâm Ấp thường mặc áo lông thiên nga (hoặc lông chim). Người
Hán gọi kiểu áo đó là “điểu y” (
鸟衣), gọi cộng đồng mặc áo lông chim là
Điểu Di (
鸟 夷 ). Áo lông chim gắn liền với tục thờ chim của cư dân địa
phương. Hình ảnh “vũ nhân”, “điểu nhân” trên mặt trống đồng hay các sản
phẩm có chạm khắc hoa văn Đông Sơn – Điền Việt phản ánh đầy đủ nhận định
này. Theo Eberhard W. [1968: 286], khắp vùng Bách Việt cổ đều có truyền
thống làm áo lông chim. Tích Trọng Thủy – Mỵ Châu có tình tiết nàng Mỵ
Châu bứt lông ngỗng rắc dọc đường chạy loạn cùng cha. Khi Đạo giáo hình
thành và phát triển, chiếc áo lông chim trở thành biểu tượng của ma thuật.