là sản vật chỉ có ở phương Nam. Nhiều tác giả dựa vào ghi chép trong
cuốn Hoa Dương Quốc Chí cho rằng cây trà xuất hiện đầu tiên ở đất Ba Thục,
tức Tứ Xuyên ngày nay, song không ai có thể khẳng định thời ấy vùng nam
Dương Tử không có cây trà. Ngoài ra, cuốn Nhĩ Nhã cũng ghi chép khá cẩn
thận về điều này. Tự nhiên Lĩnh Nam không quá lạnh, do vậy mà việc trồng trà
tiếp diễn suốt các mùa trong năm. Tục ăn trầu cau vốn phổ biến khắp Bách
Việt và phần còn lại của Đông Nam Á, cho đến nay, nó còn rải rác ở Việt Nam,
Đài Loan, Hoa Nam và quần đảo Indonesia. Với các chức năng trị sơn lam
chướng khí, nhuộm răng chắc khỏe, trầu cau còn là lễ vật cầu hôn.
Sau trà là rượu. Người Việt cổ chuyên dùng gạo nếp để nấu thành rượu đặc
sản. Ngoài rượu nếp, rượu cốt làm từ trứng kiến đặc biệt cũng là một thứ đặc
sản quý hiếm mang danh hiệu Lĩnh Nam (theo Lĩnh Biểu Lục Dị, Xích Nhã),
dùng trang trọng trong các nghi thức cúng tế và hội hè.
2.4.2. Văn hóa trang phục
a. Chất liệu may mặc
Nghề dệt đan cũng là một thành tựu đáng kể của người Bách Việt cổ. Khảo
cổ học đã phát hiện khoảng 20 loại vải khác nhau đã từng xuất hiện ở cộng
đồng này, phổ biến có vải đai, vải gai, tơ, lụa, gấm, the, vải thuyên, v.v. với
nhiều khổ vải khác nhau tùy theo từng vùng, trong đó nổi tiếng nhất là các loại
vải làm từ sợi gai (
葛, cát), đay (苧麻, ninh ma) [Li Hui-Lin 1983: 48].
Chất liệu may mặc thiên về thực vật. Vào khoảng 1.000 năm trCN, vùng
Bách Việt đã sản xuất được nhiều chủng loại vải vóc khác nhau, như tơ đay, tơ
gai, tơ lụa, the, vải thuyên, vải sa, vải tơ rối v.v… Vải bông xuất hiện muộn
hơn. Đến đầu CN, dân Đông Lạc Việt ở đảo Hải Nam đã sản xuất loại vải khổ
to (
广幅布 = quảng bức bố) rất được ưa chuộng (theo Hậu Hán Thư). Ban Cố
trong Hán Thưviết “..(Vùng Nam Việt) gần biển, có tê giác, voi, trân châu, bạc,
đồng, trái cây, gấm vóc..”, “(Đảo Hải Nam) nam thì làm đồng, nữ thì dệt vải”.
Tuy không tìm thấy các mảnh vải nguyên vẹn, song khảo cổ học phát hiện
nhiều vết tích vải vóc bao bọc trên các đồ sứ, đồ đồng, nhất là trong các mộ
táng. Chẳng hạn, tại Bắc Bộ Việt Nam tìm thấy dấu vết các loại vải sớm trong
các di tích Châu Can, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, chứng tỏ người Phùng
Nguyên đã biết dệt vải (xem thêm Lê Văn Lan, Trịnh Minh Hiên [1973: 236]).